Bánh mì khi mới ra lò có hương vị thơm ngon, lớp vỏ giòn tan tuyệt vời. Tuy nhiên, ngay sau khi chiếc bánh bắt đầu nguội sẽ dễ bị khô cứng hoặc mềm ỉu, chất lượng cũng bắt đầu giảm đi và không còn giòn rụm như lúc đầu nữa. Vì vậy, biết cách bảo quản bánh mì sẽ giúp bạn luôn có được mẻ bánh tươi mới.
Bánh mì thủ công, bánh mì tại cửa hàng hay bánh mì tự làm đều không có thời hạn sử dụng lâu. Bánh mì sẽ có mùi vị thơm ngon khi còn tươi, tuy nhiên sau một hoặc hai ngày bánh bắt đầu xuất hiện nấm mốc thậm chí là bị thiu và có mùi lạ. Vậy, thời gian sử dụng thông thường của các loại bánh mì trong bao lâu? Cách bảo quản như thế nào để mẻ bánh luôn tươi ngon nhất? Cùng Kiến An tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
THỜI HẠN SỬ DỤNG THÔNG THƯỜNG CỦA CÁC LOẠI BÁNH MÌ
Câu hỏi đặt ra: Chào bạn, cho mình hỏi đối với những loại bánh mì ngọt thời hạn dùng chỉ trong vòng 3 - 5 ngày, tuy nhiên với các loại thực phẩm thời hạn chỉ còn 1 ngày thì có ăn được không? Nếu ăn vào thì có bị ngộ độc không? Vậy, đối với bánh mì thì sao ạ? Mình có thể dùng khi chỉ còn 1 ngày sử dụng hoặc đúng ngày hết hạn vào hôm đó không?
Đối với các loại thực phẩm tươi có thời hạn sử dụng ngắn, thức ăn khô ráo có hạn dùng trong khoảng 5 ngày và các món ướt thì 3 ngày. Hạn sử dụng được ghi trên bao bì sẽ được tính luôn cho ngày cuối cùng và bạn hoàn toàn có thể sử dụng an toàn trong ngày này. Do đó, khi mua các loại thực phẩm này, bạn cần chú ý cách bảo quản được ghi chú trên bao bì để đảm bảo sản phẩm luôn được tươi tốt và chất lượng nhất.
Ngoài ra, các loại bánh mì cũng nhanh dễ hư hỏng và ẩm mốc cho dù vẫn còn hạn sử dụng, đó có thể do nhiệt độ thời tiết thất thường hoặc khu vực bảo quản bị ẩm ướt cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Vì vậy, bạn cần phải chắc chắn thực phẩm khi mua về sẽ không có dấu hiệu bất thường, màu sắc và hương vị vẫn còn thơm ngon như vậy thì sản phẩm mới sử dụng an toàn cho sức khỏe của chính bản thân bạn.
Xem thêm: Lò nướng bánh công nghiệp cho người ít vốn
Xem thêm: Dây chuyền sản xuất bánh mì đầy đủ cho người mới
Xem thêm: Máy đánh bột mì Việt Nam
Vậy, thời hạn sử dụng của các loại bánh mì là bao lâu?
Thời hạn sử dụng bánh mì được giữ ở nhiệt độ phòng trong khoảng từ 3 đến 7 ngày tuy nhiên, hạn dùng còn phụ thuộc vào thành phần, loại bánh và phương pháp bảo quản. Đối với các loại bánh sandwich, bánh mì được bày bán tại cửa hàng thường dùng chất bảo quản để ngăn ngừa ẩm mốc và tăng thời hạn sử dụng. Nếu không có chất bảo quản, các loại bánh này thường kéo dài từ 3 - 4 ngày ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, đối với những loại bánh tự làm lên men tự nhiên sẽ có thời gian sử dụng khoảng một tuần hoặc hơn.
Vậy, làm thế nào để bảo quản bánh mì luôn thơm ngon, hãy cùng xem qua hướng dẫn cách bảo quản bánh mì đúng chuẩn nhé!
CÁCH BẢO QUẢN BÁNH MÌ ĐÚNG CHUẨN ĐỂ GIỮ ĐƯỢC MÙI VỊ LÂU NHẤT CÓ THỂ
Bánh mì là một trong những món ăn sáng được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong gia đình Việt. Tuy nhiên, khi để lâu bánh thường bị mốc meo rồi sau đó bị cứng không còn dùng được nữa. Chính vì vậy, dưới đây là những hướng dẫn cách bảo quản bánh mì đúng cách ít ai biết.
Bảo quản bánh mì của bạn bằng giấy bạc
Một ổ bánh mì tươi ngon nhất nên ăn trong vòng khoảng 2 - 3 ngày. Nếu bạn muốn để dùng sau này thì nên cất bánh vào túi giấy bạc. Mặc dù cất giữ bánh mì trong túi nhựa có vẻ là một ý tưởng đúng đắn, nhưng điều này đã khuyến khích sự phát triển của nấm mốc dẫn đến bánh mì nhanh hỏng và thiu hơn nhiều. Chính vì vậy, sử dụng màng bọc hoặc giấy bạc sẽ giữ lại độ ẩm tự nhiên trong bánh mì, giúp bánh không bị khô hoặc cứng lại.
Anh Minh khách hàng của Kiến An chia sẻ: Khi mình nướng ba cái bánh mì nhỏ và bảo quản lần lượt trong cái túi nhựa có khóa kéo, một cái trong túi vải có dây rút và một cái bọc chặt trong giấy bạc tất cả đều ở nhiệt độ phòng. Sau 24 giờ, chiếc bánh được bảo quản trong nhựa và giấy bạc đã mất đi lớp vỏ giòn nhưng nhìn chung vẫn còn mềm. Bánh mì đựng trong túi vải với lớp vỏ của bánh đang bắt đầu cứng và bên trong khô lại.
Những kết quả này có ý nghĩa là nhựa và giấy bạc đều kín khí, giữ bất kỳ hơi ẩm nào di chuyển từ bên trong bánh mì, giữ cho bánh mềm (bao gồm cả vỏ bánh). Vải thoáng khí, giữ ẩm ít hơn điều đáng thất vọng là bánh không chuyển thành một lớp vỏ giòn mà là một lớp vỏ cứng. Vì vậy, nếu bạn muốn bảo quản bánh mì trong một ngày hoặc lâu hơn ở nhiệt độ phòng, nhựa hoặc giấy bạc là cách lựa chọn tốt nhất.
Bảo quản bánh mì của bạn trong hộp bánh mì
Hộp đựng bánh mì thực sự là một sự lựa chọn khá lý tưởng để bảo quản bánh mì. Hộp bánh mì có những lỗ nhỏ, cho phép một ít không khí lưu thông mà không tiếp xúc quá nhiều giúp bánh mì không bị mốc.
Bảo quản bánh cùng rau cần
Bảo quản bánh cùng rau cần là một trong những cách hay mang lại hiệu quả cao và được áp dụng rất thành công. Cách bảo quản bánh với rau cần vô cùng đơn giản, chỉ cần bỏ bánh mì vào bọc nilon sau đó cho một ít rau cần cắt khúc vào. Rau cần có tác dụng giữ cho bánh mì giòn và không bị mềm ỉu, giúp giữ cho bánh mì luôn tươi giòn ít nhất 1 ngày bảo quản.
Bảo quản bánh mì trong lò - Nướng lại bánh mì
Ngoài những cách bảo quản trên, bạn có thể nướng bánh mì lại, đây là cách cơ bản và dễ thực hiện nhất. Nếu bạn không mua được những loại bánh mới ra lò, đừng lo hãy tận dụng các chiếc bánh mì nguội vẫn có thể làm thành những chiếc bánh mì ngon giòn không thua kém gì so với chiếc bánh mới cho ra lò nướng đâu nhé. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần bạn nhúng nhanh bánh mì nguội vào nước với thao tác thực hiện nhanh chóng hoặc xịt nhẹ nước vào mặt bánh mì rồi sau đó nướng lại bánh mì trong lò nướng là xong nhé!
NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN
Thật tuyệt vời khi bạn thưởng thức một chiếc bánh mì ngon đúng điệu và đúng hương vị như những chiếc bánh mới ra lò nóng hổi, giòn tan. Tuy nhiên để có được những chiếc bánh mì ngon bạn cần phải nắm được cách bảo quản tốt để bánh mì luôn được thơm ngon. Mỗi loại bánh mì sẽ có thời hạn bảo quản khác nhau và một số sai lầm mà chúng ta thường hay gặp phải trong quá trình bảo quản chính là:
Tuyệt đối không bảo quản bánh mì trong ngăn mát tủ lạnh: Một số người khi không dùng hết bánh mì thường bỏ vào ngăn mát tủ lạnh và tưởng như đây chính là cách bảo quản bánh mì được lâu. Tuy nhiên, đây chính là một trong những sai lầm nghiêm trọng, bởi theo các chuyên gia ẩm thực bánh thừa bảo quản trong ngăn mát sẽ bị mất đi độ ẩm và nhanh bị hỏng gấp 3 lần nhiệt độ phòng. Khi nướng bánh hoặc hâm nóng lại thì bánh sẽ nhanh cứng hơn so với lúc ban đầu chưa bảo quản.
Bảo quản bánh mì sai cách sẽ dễ nhiễm vi sinh vật: Bánh mì được làm từ bột mì, nước nấm men và thêm một số nguyên liệu khác như sữa, trứng,... Thời gian bảo quản còn phụ thuộc vào thành phần dinh dưỡng cũng như cách bảo quản hợp lý. Việc lưu trữ và bảo quản bánh sai cách sẽ làm giảm thời hạn sử dụng của bánh và mất đi một phần giá trị dinh dưỡng trong bánh thậm chí gây độc hại hơn chính là sự xâm nhập của các vi sinh vật.
Chính vì vậy, hãy tham khảo những cách hướng dẫn mà chúng tôi chia sẻ để từ đó bảo quản bánh phù hợp và an toàn cho sức khỏe của mình.
Để có được những chiếc bánh giòn, thơm và giữ được hương vị thơm ngon lâu nhất hãy áp dụng những chia sẻ của Kiến An nhé! Chúc bạn lựa chọn cho mình cách bảo quản bánh mì tốt nhất để có được chiếc bánh mì thơm ngon thưởng thức nha! Với những cửa hàng hay đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ bánh mì, việc bảo quản bánh là một trong những việc làm quan trọng để giữ bánh có mùi vị thơm, giòn tan lâu hơn trong từng chiếc bánh. Chính vì vậy, hãy sở hữu cho mình một chiếc tủ trưng bánh chất lượng tốt nhất để đảm bảo bánh mì trong ngày vẫn tươi ngon mềm ẩm. Liên hệ ngay hotline 0908.409 449 hoặc 0909.11 66 45 để được tư vấn nhé!
Xem thêm thông tin tại ĐÂY.