Dây chuyền sản xuất bánh mì cũng như các loại bánh ngọt khác gồm những công đoạn nào? Cách thức thực hiện trong mỗi công đoạn ra sao? Cần những thiết bị gì để hoàn thành? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua nội dung của bài viết bên dưới nhé!

Dây chuyền sản xuất bánh mì cho người mới bắt đầu

Hiện nay, việc sản xuất bánh mì gần như không còn áp dụng phương pháp truyền thống như trước đây nữa mà đã dần được thay thế bằng dây chuyền sản xuất hiện đại để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng được nâng cao của người tiêu dùng.

Dây chuyền sản xuất bánh mì tự động hiện nay gồm 6 công đoạn, mỗi công đoạn đều có sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại, giúp rút ngắn thời gian hoàn thành và cho hiệu quả vượt trội. Cụ thể như sau:

Công đoạn 1: Trộn bột

Máy trộn bột là thiết bị quan trọng không thể thiếu trong dây chuyền sản xuất bánh

Máy trộn bột là thiết bị quan trọng không thể thiếu trong dây chuyền sản xuất bánh

Để tiết kiệm thời gian, công sức và số lượng nhân công, máy trộn bột đã được áp dụng vào công đoạn đầu tiên của dây chuyền làm bánh mì. Thiết bị này có thể trộn bột với thời gian ngắn nhưng vẫn đảm bảo bột được trộn đều, dẻo quyện.

Thông thường các sản phẩm máy trộn bột có xuất xứ Việt Nam sẽ có dung tích từ 7-10kg. Nếu muốn sử dụng những sản phẩm có dung tích lớn hơn, cho độ bền cao và giảm tiếng ồn hiệu quả, bạn có thể tham khảo các dòng máy được nhập khẩu chính hãng như máy trộn bột càng xoắn có lưới bảo vệ 15kg.

Công đoạn 2: Cán bột

Máy cán bột 2 chiều

Máy cán bột 2 chiều

Sau khi trộn bột, công đoạn tiếp theo trong dây chuyền sản xuất bánh mì chính là cán bột. Mục đích của việc cán bột là để tăng khả năng kết dính cũng như độ dẻo, mịn cho bột bánh.

Máy cán bột hiện nay được chia thành 2 loại chính là máy cán bột 1 chiều và máy cán bột 2 chiều. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn loại thích hợp.

Công đoạn 3: Chia bột

Máy chia bột 36 phần tự động

Máy chia bột 36 phần tự động

Công đoạn chia bột tưởng chừng như đơn giản nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong dây chuyền sản xuất bánh mì. Bột cần được chia thành các phần đều nhau để khi nở tạo ra những chiếc bánh tương đồng về kích thước, có hình dáng đẹp mắt và thuận tiện cho việc kinh doanh.

Việc chia bột theo phương pháp thủ công như trước đây sẽ mất rất nhiều thời gian nhưng hiệu quả lại không cao, cần được thay thế bằng một thiết bị chuyên dụng. Đó là máy chia bột.

Máy chia bột có chức năng chia bột thành các phần bằng nhau chỉ với một thao tác đơn giản, giúp tiết kiệm thời gian và công sức một cách tối ưu trong quá trình sản xuất bánh mì.

Công đoạn 4: Se bột

Máy se bột bánh mì

Máy se bột bánh mì

Công đoạn se bột trong dây chuyền sản xuất bánh mì hiện nay thường sử dụng loại máy chuyên dụng có chức năng tạo hình bột với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau.

Máy se bột không chỉ được thiết kế có tính thẩm mỹ cao mà còn cho tốc độ se bột nhanh, có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài, cho hiệu suất cao, phù hợp với các cơ sở sản xuất quy mô lớn.

>> Xem thêm: Máy se bột - Máy se bánh mì 

Công đoạn 5: Ủ bột

Trong dây chuyền sản xuất bánh mì, tủ ủ bột đóng vai trò rất quan trọng

Trong dây chuyền sản xuất bánh mì, tủ ủ bột đóng vai trò rất quan trọng

Để kích thích bột nở sau khi được se, ủ bột là công đoạn quan trọng không thể bỏ qua. Với mục tiêu tối ưu thời gian và giúp tăng hiệu quả tốt nhất, hầu hết các cơ sở làm bánh mì hiện nay đều sử dụng tủ ủ bột.

So với cách làm thủ công như trước đây, tủ ủ bột giúp giảm thời gian ủ xuống 3 lần.

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn một trong các loại tủ ủ bột sau:

  • Tủ ủ nóng.
  • Tủ ủ mát.
  • Tủ ủ không điện.

>> Xem thêm: Tủ ủ bột bánh mì

Công đoạn 6: Nướng bánh

Lò nướng bánh mì

Lò nướng bánh mì

Đây là công đoạn cuối cùng trong dây chuyền sản xuất bánh mì chuyên nghiệp để tạo ra những sản phẩm thơm ngon, bề mặt bánh có màu đẹp mắt. Để thực hiện công đoạn này, lò nướng bánh là thiết bị không thể thiếu.

Trên thị trường hiện nay có 2 loại lò nướng bánh thông dụng là lò nướng đối lưu và lò nướng xoay có xuất xứ ở cả Việt Nam và Trung Quốc. Cả 2 loại lò nướng này đều cho năng suất như nhau (khoảng 10 - 15 bánh/ khay) với thời gian nướng là 15 - 17 phút/ mẻ. Tuy nhiên, lò nướng bánh đối lưu sẽ sử dụng quạt hơi nóng đối lưu để nướng bánh còn lò nướng xoay thì dùng công nghệ nướng xoay để bánh tiếp xúc đều với nhiệt và giá của lò nướng xoay cũng sẽ cao hơn so với lò nướng đối lưu.

→ Việc đầu tư thiết kế dây chuyền sản xuất bánh theo quy trình đầy đủ các công đoạn trên không chỉ đảm bảo bánh chín đều, thơm ngon, đạt chất lượng tốt nhất mà còn giúp tiết kiệm chi phí thuê nhân công, thời gian sản xuất và đặc biệt là đạt năng suất lớn.

>> Xem thêm: Lò nướng bánh ngọt

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến dây chuyền làm bánh mì chuyên nghiệp, nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong các công đoạn cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi - CÔNG TY TNHH SX - TM KIẾN AN để được giải đáp.

Bên cạnh đó, CÔNG TY TNHH SX - TM KIẾN AN chúng tôi còn là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị làm bánh với uy tín, kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trên thị trường. Trong trường hợp cần được cung cấp các thiết bị làm bánh chuyên nghiệp, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hưởng mức giá ưu đãi nhất với chất lượng sản phẩm tốt nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Địa chỉ: Mặt tiền C7C, Đường Phạm Hùng, Quận 8, TPHCM (qua cầu Chánh Hưng).
  • Hotline: 0908.409.449 - 0909.11.66.45
  • Email: inoxkienan@yahoo.com
Tại sao chúng ta yêu thích bánh ngọt? Ý nghĩa bánh ngọt trong ngày sinh đối với chúng ta
Bạn có bao giờ thắc mắc về ý nghĩa bánh ngọt vào ngày sinh nhật chưa?  Cùng Công ty sản xuất thương mại Kiến An tìm câu trả lời trong bài viết ...
Những loại bột gluten-free được chọn lựa thay thế bột mì
Bạn biết gì về những loại bột có thể thay thế bột mì? Bạn đã từng nghe qua loại bột”gluten-free” chưa? Cùng Inox Kiến An tìm hiểu rõ hơn qua bài viế...
Admin
Author short description.
Chi tiết