Bánh mì Việt Nam là một trong những món ăn đường phố bình dân chinh phục được nhiều tín đồ đam mê ẩm thực trên khắp thế giới và trở thành một nét văn hóa không thể thiếu của đất nước Việt Nam. Vậy, nguồn gốc bánh mì xuất xứ từ đâu? Những loại bánh mì nào được “Việt hóa” từ ẩm thực gốc Pháp? Hãy cùng Kiến An tìm hiểu ngay nhé!

ĐẶC SẢN BÁNH MÌ VIỆT NAM CÓ NGUỒN GỐC TỪ THỜI PHÁP THUỘC

Bánh mì lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam thông qua lính Pháp trong thời kỳ Pháp thuộc với tên gọi là “baguette”, tuy nhiên bánh mì Việt Nam sẽ có kết cấu mềm mịn và vỏ giòn tan hơn bánh của Pháp là nhờ được sử dụng các công cụ và kỹ thuật làm bánh.

Vào năm 1860, khi Pháp đặt chân đầu tiên đến Việt Nam để bắt đầu cuộc xâm lược, bánh mì làm từ bột mì từ đó cũng đã đến Việt Nam. Bánh mì baguette nguyên bản của Pháp có hình dáng mỏng và dài, phần nhân dày hơn và vỏ bánh không được giòn. Vào thời điểm đó, bánh mì baguette là một món ăn chỉ phục vụ cho tầng lớp thượng lưu hoặc người Pháp bởi vì lúa mì không thể trồng ở Việt Nam do thời tiết nhiệt đới và bột mì nhập khẩu rất đắt.

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu, có rất nhiều người Pháp đã phải về nước do chiến tranh và giá thực phẩm của Pháp bất ngờ giảm mạnh. Người dân Việt Nam có thể ăn những thức ăn này mà trước đây họ không có cơ hội để ăn. Bánh mì là một trong số đó, khi người dân Việt Nam thử món bánh mì baguette, sau đó họ đã chế biến lại thành bánh mì đặc trưng của Việt Nam bằng cách thêm bột gạo vào nguyên liệu luôn có sẵn ở đất nước nông nghiệp này, làm cho bánh mì ngắn lại khoảng 30 - 40 cm và nướng theo một cách khác. 

Nhờ sự ra đời của chiếc lò nướng bánh với cấu trúc khép kín, từ đó tạo ra những chiếc bánh mì Việt thơm ngon. Trong khi bánh mì baguette có phần ruột đặc, phần nhân dày và vỏ hơi mềm thì nhờ chính chiếc lò nướng này cho phép giữ lại hơi nước ở nhiệt độ cao khiến cho những chiếc bánh mì trở nên rỗng ruột và bông xốp hơn và lớp vỏ ngoài giòn rụm. Những thay đổi này đã khiến cho bánh mì có hương vị ngày càng khác so với bánh mì baguette. Tại Việt Nam, họ đặt cho món bánh mì mới này với tên gọi mới “Bánh mì”. Đây cũng chính là đặc điểm không thể nhầm lẫn tạo nên đặc trưng của bánh mì Việt Nam so với bánh Tây. 

GIAI ĐOẠN SỬ DỤNG LÒ NƯỚNG BÁNH MÌ

Sự xuất hiện của chiếc bánh mì Việt Nam theo từng giai đoạn:

Giai đoạn bánh mì lò gạch

Vào năm đầu của thế kỷ XIX, bánh mì baguette theo chân Pháp xuất hiện tại Gia Định (Sài Gòn). Bánh mì ngay sau đó được giới thượng lưu ưa thích từ Sài Gòn sau đó phổ biến khắp Việt Nam. Để có những chiếc bánh mì thơm ngon phục vụ cho tầng lớp thượng lưu, người Pháp đã cho xây dựng lò nướng bằng lò gạch tại Việt Nam.

Lò nướng gạch nung chịu nhiệt với các vật liệu gồm đường, vôi và cát với kích thước trung bình 10 - 15m3, cửa lò 40x50cm, phía trên cửa lò có nhiều lỗ điều chỉnh hơi nóng, bên trong lòng lò nướng được xây theo hình rẻ quạt với trần hình vòng cung có lỗ thông khói, lò không có cửa đốt lửa riêng, cửa đốt lò vào bánh và ra bánh là một, nhiên liệu sử dụng chủ yếu là than hoặc củi. 

Trong dây chuyền sản xuất của giai đoạn bánh mì lò gạch được chia làm 3 khâu:

  • Thợ nhất: nướng bánh (tên gọi khác là đứng lò), có nghĩa là thợ chính điều khiển quy trình sản xuất và chịu trách nhiệm cao nhất về kỹ thuật 
  • Thợ nhì: cân, chia và se bột.
  • Thợ ba: trộn bột.

Tất cả các khâu thợ lò gạch đều làm bằng tay với quy trình như sau: 

Thợ thứ ba thực hiện trộn và ủ bột trong thùng gỗ hoặc thùng nhôm, thợ thứ hai sẽ cân và se bột trên bàn gỗ, đựng và ủ bột trong những hộp gỗ dài gọi là “rương” bánh. Sau đó, thợ thứ nhất sẽ đưa bánh vào lò bằng cây "dằm” tựa như cây mái chèo ghe và khi bánh chính sẽ cho bánh ra bằng vật dụng gọi là “giá” tương tự như cái xẻng với phần cán làm bằng gỗ, phần lưỡi làm bằng nhôm hình chữ nhật được uốn cạnh gia cường 3 - 4 cm kích thước. 

Mỗi mẻ bánh khi cho ra lò thường gọi là “quận” bánh, bánh ra lò sẽ được cất giữ trong giỏ lớn được lót bao bố hoặc đựng trong bao đựng bột mì để bánh luôn được giữ nóng.

Giai đoạn bánh mì bằng lò điện

Trước năm 1975, một số chủ lò bánh đã nhập lò nướng điện tân tiến được nhập từ Nhật về Việt Nam để áp dụng quy trình sản xuất cho mình. Các loại lò điện bao gồm lò 6 - 8 ngăn nướng, lò kích thước rộng 2.5m, cao 2m và sâu 2.5m và có 4 - 6 quạt hút/thổi để điều chỉnh hơi nóng, với hệ thống xả nước tạo hơi tự động, điều chỉnh nhiệt độ ổn định, đặc biệt lò được cách nhiệt và giữ nhiệt một cách an toàn

Dây chuyền sản xuất của giai đoạn lò nướng điện tương tự như lò gạch với 3 khâu, tuy nhiên khâu 3, thợ thứ ba se bánh thành dạng dài và chịu trách nhiệm cao nhất về kỹ thuật, có nhiệm vụ điều khiển các dàn thợ thực hiện. Ở giai đoạn này, nguyên liệu làm bánh mì vẫn không có sự thay đổi. Lò điện sẽ cho ra những mẻ bánh lớn nhưng về màu sắc lại không vàng đều như lò nướng gạch.

Giai đoạn bánh mì hiện đại

Khắc phục được những nhược điểm của lò gạch và lò điện, hiện nay các nhà sản xuất đã cho ra đời những loại lò tân tiến hơn, hiện đại hơn và đa dạng về kích thước và mẫu mã để đáp ứng nhu cầu nướng bánh của từng loại bánh mì khác nhau. Nhiên liệu sử dụng chủ yếu của lò điện hiện đại này chính là gas và điện. 

Ngày nay, với sự đa dạng về ẩm thực mà nguyên liệu làm bánh cũng trở nên đa dạng hơn. Không chỉ dùng bánh mì với sữa mà các đầu bếp, thợ làm bánh đã biến tấu thành các món ngon như bánh mì heo quay, bánh mì ốp trứng, bánh mì dăm bông, bánh mì kẹp thịt, bánh mì gà xé,... để tăng hương vị thơm ngon cho chiếc bánh.

Lò nướng bánh mì hiện đại ra đời giúp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh có cơ hội phục vụ nhiều hơn không chỉ cho người dân Việt mà cho cả người nước ngoài. Lò nướng bánh với nhiều mẫu mã đẹp và có kích thước phù hợp sẽ giúp cho các bạn tạo ra những mẻ bánh thơm ngon.

Các bạn có thể xem những loại lò nướng bánh mì, dây chuyền sản xuất bánh mì tại ĐÂY. 

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu cầu của mình. Đừng quên liên hệ với Kiến An khi bạn đang có nhu cầu và những thắc mắc muốn được giải đáp thông qua hotline 0908.409 449 hoặc 0909.11 66 45 để được tư vấn sớm nhất.

Những cách bảo quản bánh mì luôn được tươi mới
Hướng dẫn cách bảo quản bánh mì đúng chuẩn để giữ được mùi vị lâu nhất có thể, từ đó tránh những sai lầm thường gặp trong quá trình bảo quản. Tìm hiểu...
Các loại bánh mì ngọt có xuất xứ từ Pháp được ưa chuộng hiện nay
Rất nhiều chiếc bánh ngọt xinh xắn và thơm ngon có nguồn gốc từ xuất xứ từ Pháp. Bạn có biết các loại bánh mì ngọt của Pháp đang ưa chuộng hiện nay kh...