Có thể nói, những loại bánh làm từ bột bánh mì nhiều vô số kể. Tuy nhiên không phải tất cả các loại bột mì đều giống nhau. Tùy vào mỗi loại bánh sẽ sử dụng từng loại bột mì riêng biệt. Dưới đây là cách phân loại một số loại bột mì thông dụng và tuyệt chiêu làm bánh từ bột mì đơn giản nhất.
Bột mì nào phù hợp làm bánh mì?
Về cơ bản, bánh mì được tạo nên từ 3 thành phần chính là bột mì, men và nước. Trong đó, bột mì chính là nguyên liệu cấu thành quan trọng nhất.
Trong vô số các loại bột mì thì loại bột mì thông dụng nhất được sử dụng để làm bánh mì đó là loại bột mì cứng. Do loại bột mì này có chứa hàm lượng Protein trung bình. Theo đó, mỗi một loại bột đều chứa thành phần hàm lượng Protein và Gluten nhất định. Riêng bột lúa mì cứng sẽ chứa hàm lượng Protein cao hơn so với bột lúa mì mềm. Do đó đây là loại bột thích hợp để làm bánh mì.
Loại bột mì được sử dụng để làm bánh mì là bột mì cứng
Ngoài ra, nếu bạn muốn làm loại bánh mì mềm thì nên chú ý chọn loại bột có chứa hàm lượng Gluten cao. Bởi lượng Protein trong bột mì sẽ thấm hút nước và hình thành nên Gluten. Khi Gluten gặp chất lên men sẽ tạo ra khí CO2 giúp cho bột bánh phồng lên.
Tùy vào mỗi loại bánh mì khác nhau mà chúng ta sẽ lựa chọn loại bột làm bánh mì phù hợp nhất. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ đặc tính riêng của từng loại bột để có thể tạo nên một chiếc bánh mì hoàn hảo và ngon miệng nhất.
Xem thêm: Lò nướng bánh công nghiệp cho người ít vốn
Xem thêm: Dây chuyền sản xuất bánh mì đầy đủ cho người mới
Xem thêm: Máy đánh bột mì Việt Nam
Bột bánh mì khác với bột gato như thế nào?
Bởi sự đa dạng của các loại bột làm bánh mì mà chúng ta thường khó phân biệt từng loại với nhau. Thông thường, mọi người thường nhầm lẫn giữa bột bánh mì và bột gato. Vậy 2 loại bột này có đặc điểm gì khác biệt?
- Bột bánh mì (bread flour): Loại bột này chứa hàm lượng Protein cao, từ 11-14%. Đây là thành phần tương tác chính với men nở để tạo nên độ dai của bánh và định dạng hình dáng đúng chuẩn. Ngoài ra còn có một loại bột mì khác chứa hàm lượng Protein cao hơn, từ 14-16%, đó là High-gluten flour. Đây là loại bột mì chuyên dụng để tạo nên các loại bánh mì có vỏ cứng và giòn. Chẳng hạn như đế bánh pizza, bagel,... Thành phẩm bánh mì cuối cùng được tạo ra phải có độ dài chứ không mềm mịn như bánh ngọt.
- Bột bánh gato (cake flour): Loại bột này chỉ chứa hàm lượng Protein khoảng 7-8%, do vậy nó sản sinh ra ít sợi gluten. Bột gato được làm nên từ loại lúa mì mềm, có màu trắng tinh cùng với độ xốp, độ mịn cao. Chúng thích hợp cho các loại bánh có kết cấu mỏng nhẹ và xôm xốp mịn màng như bánh bông lan, bánh bao hoặc một số loại bánh nướng.
Bột bánh mì và bột gato khác nhau chủ yếu về hàm lượng Protein và Gluten
Các loại bột làm bánh phổ biến hiện nay
Dưới đây là những loại bột làm bánh thông dụng được các anh chị em yêu bếp ưa chuộng nhất hiện nay:
Bột mì đa dụng (all purpose flour)
Đúng như tên gọi, đây là loại bột đa năng nhất trong “vũ trụ” các loại bánh. Thành phần của bột không chứa men và hàm lượng protein gluten cao, từ 12,5% - 14%. Người ta sử dụng loại bột này chủ yếu để pha trộn, gia giảm với một số thành phần khác để tạo nên một loại bột mới, thích hợp cho từng loại bánh khác nhau.
Bột mì đa dụng - loại bột phổ biến nhất trong làm bánh
Bột mì nở (Banking Powder)
Trong thành phần có chứa ¼ lượng banking soda kết hợp với một số loại muối axit, tinh bột ngô và một vài chất axit. Đây là nguyên liệu chính để tạo độ phồng, độ xốp cho bánh. Nó được sử dụng chủ yếu trong các loại bánh như bánh quy, bánh mì, bánh bao, bánh bông lan, bánh gato,...
Bột nở - nguyên liệu chính để tạo độ xốp cho các loại bánh
Bột bánh quy (pastry flour)
Loại bột này có màu trắng kem, chứa hàm lượng protein là 9%. Nó thường được sử dụng với những loại bánh có cấu trúc tương đối cứng, tuy nhiên lại mềm hơn bánh mì. Ví dụ như bánh quy, vỏ bánh pie, bánh muffin, cookies,...
Bột làm bánh quy
Bột ngô bột bắp
Loại bột trắng mịn được làm nên từ phần lõi của hạt ngô. Chúng được sử dụng như một loại phụ gia trong chế biến các món ăn hoặc làm bánh. Công dụng chính là tạo độ sánh, tăng độ kết dính và làm đặc một số món ăn. Khác với bột mì, bột bắp sẽ được định hình sau khi đã nấu chín.
Bột bắp - tạo độ kết dính cho món ăn
Hướng dẫn cách làm bánh mì bằng bột mì đa dụng cực đơn giản
Để làm nên những chiếc bánh mì, chúng ta có thể sử dụng rất nhiều loại bột mì khác nhau. Tuy nhiên, nếu không có những loại bột chuyên dụng thì bạn vẫn có thể thay thế bằng bột mì đa dụng. Đây là loại bột làm bánh rất phổ biến và có thể sử dụng được với nhiều loại bánh khác nhau, trong đó có bánh mì. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể cách làm bánh mì với bột mì đa dụng đơn giản nhất.
Chuẩn bị nguyên liệu
Các nguyên liệu cần thiết để làm bánh mì gồm có:
- Bột mì đa dụng: 270g
- Muối: ½ muỗng cà phê.
- Men nở: 2 muỗng cà phê
- Đường: ½ muỗng cà phê
- Nước ấm: 220 ml
Nguyên liệu cần thiết để làm bánh mì
Các bước thực hiện
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, bạn hãy bắt tay vào thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Nhào bột
Lấy một chiếc âu sạch và cho các nguyên liệu đường, muối, men vào âu trộn đều. Sau đó, đổ vào âu 200ml nước rồi dùng tay hoặc phới dẹt nhồi, trộn hỗn hợp bột thành một khối. Lưu ý ở bước này chỉ nên nhồi bột tầm 5 - 10 phút cho bột kết dính thành khối. Đến khi thấy khối bột trắng hơn và nở nhẹ so với ban đầu là xong bước 1.
Nhào bột sao cho bột kết dính thành khối
Bước 2: Ủ bột
Cho bột đã trộn vào tô. Tiếp theo dùng một chiếc khăn ẩm đậy kín mặt tô lại để bột nghỉ trong vòng 30 phút. Hết 30 phút ủ bột, bạn hãy lấy bột ra. Sau đó cho một ít bột mì áo vào tay và mặt bàn để chống dính. Tiếp tục nhào bột khoảng 10 - 15 lần. Nếu thấy bột quá khô có thể cho thêm nước vào điều chỉnh.
Ủ bột theo thời gian quy định
Sau bước nhào bột lần 2 hãy đem bột đi ủ tiếp trong lò 1 tiếng (đặt 1 cốc nước sôi vào lò để tăng nhiệt độ cho lò). Sau đó lấy bột ra và dùng tay vét khối bột liên tục tránh cho lỗ khí thoát ra ngoài. Cuối cùng, ủ bột trong lò thêm 30 phút nữa cho bột nở thật kỹ.
Bước 3: Nướng bánh
Sau thời gian ủ bột cuối cùng thì lấy bột ra khỏi lò và làm nóng lò ở nhiệt độ 220 độ. Khoảng 10 phút sau cho bánh mì vào lò nướng trong vòng 30 phút. Cuối cùng để bánh chín hoàn toàn thì nướng thêm 10 phút nữa ở nhiệt độ 240 độ.
Nướng bánh mì ở nhiệt độ phù hợp cho bánh chín đều
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về một số loại bột bánh mì thông dụng hiện nay. Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ biết biết cách phân biệt các loại bột làm bánh cơ bản. Giờ thì hãy bắt tay vào làm cho mình một chiếc bánh mì thơm ngon hoàn hảo nhé! Hãy liên hệ với Kiến An qua số Hotline 0908.409 449 - 0909.11 6645 nếu bạn có nhu cầu mua hoặc cần tư vấn các dụng cụ làm bánh. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ khách hàng 24/7.