Trong dây chuyền sản xuất bánh mì, ủ bột là bước áp cuối trước khi bột được đưa vào lò nướng bánh mì. Không có tủ ủ bánh mì, bột sẽ không nở. Nếu cứ cố nướng, bánh mì sẽ không giòn ngon. Việc ủ bột truyền thống thì lại tốn quá nhiều thời gian. Tủ ủ bánh mì là gì mà lại có tầm quan trọng như thế? Cùng tìm hiểu trong bài sau nhé!

Tủ ủ bánh mì là gì?

Tủ ủ nóng 2 cửa 32 mâm (khay)

Tủ ủ bánh mì là tủ hình hộp chữ nhật dùng để ủ bột bánh mì trước khi đưa vào lò nướng.

Một số đặc điểm của tủ ủ bánh mì hiện nay:

  • Tủ ủ bánh mì làm bằng thép không gỉ (inox 201, inox 304) - sáng bóng; bền cứng, khó bị gỉ.
  • Vì được làm bằng inox 304 nên tủ gọn nhẹ, cùng 4 bánh xe bên dưới, rất thuận lợi cho việc di chuyển, sắp xếp.
  • Có nút điều chỉnh nhiệt độ, thích hợp với việc ủ của nhiều loại bánh mì. Ngoài trời dù có lạnh 5 - 15 độ C. Bên trong tủ ủ vẫn ấm nóng như thường.
  • Ngoài ra, vì sử dụng điện, tủ có thể ủ liên tục nhiều mẻ.
  • Có nhiều dòng tủ: tủ ủ không dùng điện, tủ ủ nóng, tủ ủ lạnh.

Khi sử dụng tủ ủ, công đoạn ủ bột bây giờ đã rất khác xa với việc ủ bánh mì truyền thống ngày xưa rồi. Cùng tìm hiểu nhé!

Xem thêm: Lò nướng bánh công nghiệp cho người ít vốn

Xem thêm: Dây chuyền sản xuất bánh mì đầy đủ cho người mới

Sự khác nhau giữa việc ủ bánh mì truyền thống và ủ bánh mì bằng máy

Theo phương pháp truyền thống, bột được ủ bên ngoài, phụ thuộc vào thời tiết, vào nhiệt độ phòng

Sự khác nhau giữa 2 phương pháp được liệt kê trong bảng sau:

Tủ ủ bánh mì Ủ bánh mì truyền thống
Thời gian ủ Chỉ cần 2h để bánh mì nở Cần tốn thời gian gấp đôi: từ 4h đến hơn nửa ngày.
Năng suất Vì thời gian ủ ngắn nên có thể làm nhiều mẻ hơn. Thời gian chờ lâu, nở không đều, khả năng bột vẫn có thể hư.
Hiệu suất Bánh nở đều ở tại mọi vị trí, ở mọi khay. Bánh nở không đều, chỗ nở nhiều chỗ nở ít vì nhiệt độ phòng không đều.
Chủ động Không phụ thuộc thời tiết, chỉ cần có điện. Phụ thuộc thời tiết, trời lạnh thì cần ủ lâu hơn trời nóng.

Tầm quan trọng của tủ ủ bánh mì trong dây chuyền sản xuất

Một dây chuyền sản xuất bánh mì bao gồm các công đoạn sau:

  • Công đoạn 1: Trộn bột bằng máy trộn bột.
  • Công đoạn 2: Cán bột bằng máy cán bột.
  • Công đoạn 3: Chia bột bằng máy chia bột.
  • Công đoạn 4: Se bột bằng máy se bột.
  • Công đoạn 5: Ủ bột bằng máy ủ bột.
  • Công đoạn 6: Nướng bánh cũng bằng máy nướng bánh.

Ủ bột bánh mì là công đoạn áp chót nhưng cực kỳ quan trọng trước khi đưa vào lò nướng.

Nhờ tủ ủ, bánh mì ra lò sẽ đẹp và ngon giòn hơn

Trong quá trình ủ, bột sẽ lên men. Vi sinh vật (được tạo ra tại công đoạn trộn bột) trong môi trường yếm khí và nhiệt độ cao sẽ chuyển đổi đường thành khí CO2 và cồn (alcohol).

Nhiều khoảng trống được tạo ra trong ruột bánh mì nhờ quá trình ủ bột, lên men

Quan sát bên ngoài, ta sẽ thấy bột nở, phình to hơn, làm căng lớp vỏ bên ngoài. Nhờ thế mà bánh mì sau khi ra lò sẽ căng, đẹp hơn.

Không những thế, trong quá trình nướng, cồn được đốt cháy và tạo ra hương vị đặc trưng cho bánh mì. Giữa tiệm bánh mì đông khách và ít khách khác nhau ở điểm này.

Tủ ủ bánh mì giúp tiết kiệm thời gian, tăng năng suất, tăng lợi nhuận

Ngày xưa, việc ủ bột bánh mì bằng cách truyền thống cần cách “chờ”, phải “canh”, phải trông trời trông gió trông mây. Ngày nay, với tủ điện, việc ủ bánh mì có thể thực hiện bất chấp thời tiết.

Ngoài trời gió rét từng cơn. Trong tủ bánh nóng còn hơn trong lò.

Với tủ ủ bánh mì, chỉ cần tốn khoảng 2h để ủ một mẻ bột. Trong khi ta phải tốn thời gian từ 4h đến hơn nửa ngày đối với cách ủ truyền thống.

Vì thời gian ủ ngắn mà số lượng bánh mỗi mẻ cũng nhiều, với tủ ủ 16 mâm (16 khay), mỗi 2h có thể ủ được 200 - 480 ổ bánh mì.

Với tủ ủ 32 mâm (khay) thì năng suất trong một mẻ là cực cực lớn

Với năng suất này, chỉ trong một đêm, một tủ ủ 16 mâm có thể ủ đủ số lượng bánh mì (350 - 500 bánh) cho lò để bán trong một buổi sáng. Doanh thu, lợi nhuận cũng sẽ tăng theo.

Để có thể làm ra được 200 - 240 một mẻ đối với một lò nướng truyền thống (lò gạch, nướng bằng củi) chỉ có một “khay” 40x60 cm thì sẽ rất lâu.

>>Xem thêm tủ hấp tủ ủ bột

Lợi ích khi sử dụng tủ ủ bánh mì điện

Tủ ủ bột bánh mì mang đến cho chủ lò những lợi ích sau:

  1. Làm giảm thời gian ủ bột so với truyền thống.
  2. Chủ động hơn. Bớt lo lắng hơn khi không phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết.
  3. Tăng năng suất, tăng số lượng bánh mì trên một mẻ.
  4. Tiết kiệm diện tích đối với tổng thể lò bánh mì. Giảm thiểu các chi phí liên quan: thuê mặt bằng,...
  5. Tăng năng suất, tăng doanh thu, lợi nhuận.

Mẻ bánh ngon hay không, lượng bánh nhiều hay không phụ thuộc nhiều vào tủ ủ bánh mì. Công ty inoxkienan.vn cung cấp rất nhiều loại tủ ủ bột với nhiều năng suất khác nhau.

Nếu phía khách hàng đang phân vân không biết chọn loại nào phù hợp với quy mô, diện tích và lượng khách hàng của mình, hãy liên hệ Hotline: 0908.409.449 - 0909.11.66.45 để được tư vấn, báo giá các loại tủ ủ bánh mì nhé!

Tham khảo thêm bài viết liên quan:

Các loại tinh dầu làm bánh hiện nay được sử dụng ra sao
Nướng bánh bằng tinh dầu thật dễ dàng, nhanh chóng và là một cách tuyệt vời để thêm hương vị cho món ăn. Vậy, các loại bánh nào sử dụng tinh dầu làm b...
Lò nướng bánh mì chất lượng cao: Kiến tạo nên hương vị riêng biệt cho bánh mì của bạn
Bánh ngon không chỉ nhờ vào tay nghề, mà còn phụ thuộc vào lò nướng bánh. Cùng xem lò nướng bánh mì chất lượng cao ảnh hưởng thế nào nhé!...