Bạn ước mơ mang những ổ bánh mì ngon đến mọi người? Bạn muốn ra làm chủ cuộc đời, tự kinh doanh lò bánh mì cho riêng mình nhưng băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu, cần bao nhiêu vốn? Cùng Inox Kiến An tìm hiểu quy trình, kế hoạch mở lò bánh mì trong 5 bước nhé!
Những điều cần biết khi tự lên kế hoạch mở lò bánh mì cho riêng mình
Đa số các công việc kinh doanh đều nhen nhóm từ một ý tưởng. Ý tưởng nảy sinh trong nhiều hoàn cảnh. Vì chán cảnh làm công; vì muốn ra làm riêng, làm chủ cuộc đời mình; vì có máu kinh doanh; vì muốn mang lại những chiếc bánh ngon cho mọi người; vì ước mơ ấp ủ ngày bé thơ;....
Mọi công việc kinh doanh cần có ý tưởng ban đầu
Ý tưởng khi đã nảy nở sẽ quanh quẩn mãi trong đầu, đến lúc nào đó, khi thôi thúc đủ lớn, khi bạn nhận ra đó là điều mình thực sự muốn làm, bạn sẽ hành động.
Kế hoạch mở lò bánh mì bao gồm những bước chính sau:
- Bạn có nhiều ý tưởng? Hãy chắt lọc, tinh gọn và giữ lại ý tưởng tốt nhất.
Ý tưởng giúp bạn tạo cảm hứng để bắt đầu. Ý tưởng là thứ bạn sẽ nhớ lại mỗi khi gặp khó khăn. Ý tưởng nên bắt đầu sâu từ bên trong, là thứ bạn thực sự mong muốn. Để mỗi khi nhớ lại, bạn sẽ tiếp tục có động lực để kiên trì, vượt qua khó khăn, bước tiếp trên con đường của mình.
- Xác định số vốn cần để có thể tự làm nên một lò bánh mì.
- Xác định khách hàng của bạn là ai? Nhu cầu ăn uống của họ là gì?
- Khi đã có vốn, và đã sẵn sàng, hãy tiến hành chọn địa điểm. Khi chỉ có xe bánh mì, bạn chỉ cần một vị trí tốt, thuận lợi. Nhưng để đặt lò bánh mì, ngoài mặt bằng, bạn còn cần rất nhiều không gian để lắp đặt máy móc, thiết bị.
- Tạo ra sự khác biệt cho tiệm bánh mì của bạn.
Xem thêm: Lò nướng bánh công nghiệp cho người ít vốn
Xem thêm: Dây chuyền sản xuất bánh mì đầy đủ cho người mới
1. Hãy bắt đầu từ những ý tưởng, những câu hỏi, những sự không hài lòng
“Vì sao chúng ta không thể có những lựa chọn di chuyển an toàn hơn?”
“Liệu chúng ta có thể giúp các bác tài có điều kiện làm việc tốt hơn không?”
“Nếu như chúng ta có khả năng giúp cuộc sống này trở nên dễ dàng hơn một chút thì sao?”
Với những câu hỏi, băn khoăn trên, một nhóm bạn cực kỳ tham vọng và tích cực đã quyết định thành lập công ty, đặt trụ sở tại một nhà kho nhỏ xíu được thuê tạm đâu đó tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Và giờ, sau đó, nó phát triển mạnh mẽ thành Grab.
Ý tưởng về một ứng dụng di chuyển đến từ những buổi cà phê
Ý tưởng chế tạo nên chiếc iPhone cũng đến từ sự khó chịu, bực bội của của Steve Jobs đối với một nhân viên của Microsoft (không phải Bill Gates).
“Mà trẻ con thì mê ăn bánh, tôi cứ thế đi theo bọn nhỏ, và lần nào vào tiệm bánh của họ cũng mê, mê từ mùi hương khi bước vào cửa tiệm, đến sản phẩm đa dạng với cách bài trí tinh tế.
Cứ 3 - 4 năm như vậy. Tôi khi ấy đơn giản chỉ là thích thôi, chứ trong đầu không bao giờ nghĩ chuyện sẽ làm bánh hay mở cửa hàng bánh, mà vẫn cho rằng mình sẽ gắn bó với Nhà nước. Một ngày, anh bạn Đài Loan nói chuyện rằng: "Sao giờ tôi cứ thích mở cửa hàng bánh ở New York". Tôi hỏi lại: "Sao không mở ở Việt Nam?" ”
Có lẽ từ khoảnh khắc ấy, bà chủ của 60 cửa hàng bánh Fresh Garden đã nhen nhóm ý định làm bánh khởi nguồn từ những hôm chở con đi ăn bánh.
Cửa hàng Fresh Garden được đặt tại Vincom Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội
Vì thế, nếu vì một nỗi niềm, một nguyên nhân, một ước mơ ấp ủ nào đó mà bạn có ý định làm bánh, sao không thực hiện nó ngay lúc này???
2. Xác định số vốn cần có để bắt đầu? Mở lò bánh mì cần bao nhiêu tiền?
Nếu bạn mới bắt đầu trên con đường bán bánh mì, lời khuyên chân thành của là hãy bắt đầu nhỏ, bắt đầu từ xe bán bánh mì. Khoan vội đầu tư máy móc hoành tráng.
Trước hết, sao không thử mở xe bánh mì bán trước để hiểu về khách hàng, về thị trường, hiểu rõ hơn về địa điểm nào cho phù hợp? Khi đã nắm rõ rồi hẳn mở lò sau?
Cần xác định, tính toán số vốn ban đầu trước khi mở lò bánh mì
Tuy nhiên, nếu bạn đã là thợ bánh lành nghề lâu năm, đã hiểu rõ quy trình, biết cách làm ra một mẻ bánh ngon, và muốn ra làm riêng, hãy bắt đầu tính toán số vốn, chi phí vận hành cho lò bánh mì tương lai của mình nhé!
Để mở lò bánh mì, bạn cần chuẩn bị tiền cho những khoản sau:
- Tiền thuê mặt bằng: ~10 - 20 triệu/tháng. Khi thuê mặt bằng, một số nơi yêu cầu bạn cọc trước 2 tháng hoặc làm hợp đồng đóng trước từ 6 tháng - 1 năm.
- Tiền đầu tư cho dàn máy móc, thiết bị làm bánh: 50 - 100 triệu. Một dây chuyền sản xuất bánh mì bao gồm các loại máy sau: Máy trộn bột → Máy cán bột → Máy chia bột → Máy se bột → Tủ ủ bột → Lò nướng bánh. Ngoài ra, còn phải có xe bánh mì, khay Baguette, tủ lạnh lớn để chứa nguyên liệu như thịt nguội, xúc xích, nước sốt,... cùng nhiều dụng cụ inox cần thiết khác.
- Tiền nhân công (Từ 1 - 3 người, nếu bạn có dự định làm chung): 16 - 32 triệu/tháng (Bạn nên tính luôn tiền công của chính mình, đừng bỏ qua khoản này nhé).
- Tiền dự phòng cho 3 - 12 tháng đầu chưa có doanh thu.
- Và nhiều khoản tiền khác: tiền chi phí nguyên liệu hằng ngày, tiện điện nước, tiền phát sinh,...
Tóm lại, bạn cần có khoảng 300 triệu (tại thời điểm 2/2021) để khởi đầu cho lò bánh mì của mình. Cùng với một khoảng 300 triệu nữa để dự phòng để bạn cảm thấy an tâm khi bắt đầu.
Còn lại, bao nhiêu là đủ, bao nhiêu là cần thiết lại tùy vào cách tính toán, cách suy nghĩ, độ dám làm của mỗi người.
3. Xác định khách hàng của bạn là ai?
Nghe có vẻ nực cười. Nhưng thật vậy. Bạn làm sao có thể bán những tách cà phê đậm đà hương vị...cho trẻ con? Đây là nguyên tắc cơ bản trong buôn bán. Xác định được khách hàng tiềm năng, kế hoạch buôn bán của bạn sẽ rõ ràng hơn.
Cần xác định rõ, đúng đối tượng khách hàng mục tiêu trước khi mở lò bánh mì
Hãy trả lời những câu hỏi sau:
- Khách hàng của mình là ai? Người đi làm, bà nội trợ, hay trẻ con,...
- Họ làm nghề gì? Nhân viên văn phòng, công nhân, hay là thợ, hay người đi ăn khuya về,...
- Họ thường đi ngang tiệm mình vào giờ nào? Giờ cao điểm sáng sớm, hay tối khuya muộn,...
- Họ thích ăn những loại bánh gì? Bánh mì thịt nguội thông thường, bánh mì nhân heo quay,...
- Mức giá chấp nhận được của họ là bao nhiêu?
- Họ đang không hài lòng về điều gì đối với các tiệm bánh mì khác đang bán xung quanh đó? Giá đắt quá, không ngon, đi quá xa, chờ quá lâu,...
Nếu bạn hiểu rõ khách hàng của mình, bạn sẽ có chiến lược kinh doanh tốt hơn những đối thủ khác, khả năng cạnh tranh sẽ cao hơn.
4. Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Nếu bạn đã từng kinh doanh xe bánh mì trước đó, hoặc đã từng làm thợ bánh trong tiệm bánh mì nào đó, bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc để lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp hơn.
Những địa điểm đông người qua lại sẽ thuận tiện để mở lò bánh mì hơn
Để lựa chọn được địa điểm kinh doanh tốt, bạn cần cân nhắc những yếu tố sau.
Địa điểm kinh doanh với giá thuê phù hợp
Địa điểm kinh doanh nên phù hợp với mức chi phí được tính toán trong kế hoạch kinh doanh lúc đầu. Nếu bạn chọn địa điểm có giá thuê mặt bằng quá cao, đó có thể là nguyên nhân khiến lợi nhuận thấp, hoặc không có lợi nhuận.
Mình có người anh họ. Cách đây 2 năm, anh thuê mặt bằng mở một tiệm cà phê ở quận Bình Thạnh. Giá thuê là đâu đó 40 triệu/tháng. Công việc nhiều hay sao, Tết anh không về thăm gia đình, họ hàng. Có lẽ anh muốn tranh thủ bán mấy ngày Tết đông khách để có thêm thu nhập.
Tất bật thế, nhưng tháng nào tiền lời không đắp nổi tiền lỗ. Nghe đâu anh điện về quê nhờ cậu Năm của mình, ba của anh, cầm cố nhà để có tiền bù vào quán cafe. Sau hơn 1 năm gồng gánh, anh cũng quyết định ngừng lại, đi làm để trả nợ dần.
Ông chú sửa xe gần chỗ mình ở cũng hay than thở: “Nếu không có tiền mặt bằng, chắc chú đã giàu lâu rồi!”.
Thế nên, chọn vị trí, giá cả thuê mặt bằng đóng vai trò rất quan trọng.
Có chỗ để xe phù hợp
Nếu bạn chọn mở quán trên con đường nhỏ, khi xe máy tới đậu vô mua bánh nhiều có thể gây kẹt xe.
Bạn nên mường tượng về không gian trước tiệm nên chứa được từ 3 - 5 xe máy có thể dừng lại mua bánh cùng lúc (dừng dưới lòng đường cũng được, chỉ vài phút thôi mà) để mua bánh (Tất nhiên, đây là trường hợp lý tưởng. Khi quán của bạn đã đông khách rồi nhé!).
Có nhiều người qua lại
Địa điểm mở lò, nếu có thể, nên đặt gần những vị trí thường có nhiều người qua lại như chợ, siêu thị, chung cư, trường học, khu văn phòng,....
5. Tạo ra sự khác biệt riêng cho tiệm bánh mì của mình
Điểm khác biệt, theo định nghĩa của mình, chính là lý do để khách ăn lần đầu tiên quay trở lại lò bánh của bạn lần sau. Điểm khác biệt có thể là tốc độ làm nhanh, phục vụ tốt hơn, cùng giá nhưng nhân nhiều hơn, nước sốt ngon hơn, gần nhà hơn,...
Để thu hút khách, bạn có thể tập trung vào một số yếu tố sau:
Bánh mì ngon
Việc kinh doanh bánh mì không phải là mới, cũng không phải khó. Vì vậy, khi mở lò, bạn chắc chắn sẽ có đối thủ. Họ là những người đã đặt chân đến trước. Họ đã có một lượng khách quen thuộc. Họ có nhiều lợi thế hơn bạn…
Vậy, nếu tiệm bánh của bạn chỉ đơn giản là lặp lại công thức bánh mì quen thuộc (dưa, hành, những lát thịt nguội quen thuộc,...) thì lấy gì đảm bảo khách hàng sẽ yêu thích bánh mì tại lò của bạn?
Vì thế, lò bánh, tiệm bánh mì của bạn cần có sự khác biệt. Khác biệt đó có thể về giá (rẻ hơn), nước sốt (bánh mì ngon hơn), nhiều nhân hơn, phục vụ tốt hơn,...
Để có sự khác biệt, bạn phải cần nắm rõ quy trình làm bánh mì để làm ra những mẻ bánh ngon. Hoặc nếu không, bạn cần đến có thợ làm bánh giỏi.
Khuyến mãi ở những ngày đầu khai trương
Khách hàng đôi lúc cũng muốn thử ăn ở quán mới… với giá ưu đãi.
Để thu hút khách hàng mới đến với quán của mình trong những ngày đầu, giảm giá cuối tuần hoặc mua 1 tặng 1,... vẫn thường được áp dụng.
Bao bì
Túi in giấy được thiết kế đẹp cũng là điểm nhấn cho lò bánh mì của bạn. Nguồn ảnh: https://vi.aliexpress.com/
Đa phần các tiệm bánh đều có túi giấy được thiết kế theo kiểu riêng của mình. Bánh mì nóng được bọc trong túi giấy sẽ đẹp hơn, thân thiện với môi trường hơn. Khách hàng cũng sẽ nhớ đến bạn hơn thông qua hoa văn in trên túi giấy này.
Hãy quan tâm đến truyền thông, hãy ứng dụng công nghệ để tìm kiếm thêm khách hàng
Chọn địa điểm, treo biển quảng cáo là hình thức tiếp thị truyền thống từ xưa đến nay. Hiện nay, khách hàng tìm đến cửa hàng của bạn không chỉ thông qua việc đi đường rồi thấy và ghé vào. Họ còn tìm kiếm thông qua điện thoại nữa.
Đối với người trẻ hiện nay, họ có thể lên Google Maps để tìm kiếm “tiệm bánh mì”, chọn địa điểm trước khi tìm đến mua. Hoặc trong thời kỳ đại dịch, nhiều người sẽ chọn hình thức đặt hàng qua ứng dụng: Now, Grab, Baemin,.... cùng nhiều ứng dụng khác.
Hiện nay, ai cũng có thể đặt đồ ăn chỉ với một chiếc điện thoại thông minh
Vì thế, bạn có thể tìm hiểu công nghệ ngay từ bây giờ, hãy tạo Group cửa hàng ăn uống trên Facebook và đặt tên tiệm bánh của mình. Hãy đăng ký Google Maps để mọi người có thể thấy bạn trên bản đồ. Hãy đăng ký một trong các app Grab, Now, Baemin, Go-food,... để tăng lượng đơn hàng đặt từ xa. Hãy tạo ra blog (website) về lò bánh mì của bạn, nếu bạn có nhiều thời gian và có người hỗ trợ.
Thái độ phục vụ
Đây cũng là một yếu tố quan trọng khiến khách hàng nhớ đến cửa tiệm của bạn. Nếu khách hàng của bạn hay đặt bánh mì qua di động, qua ứng dụng app, họ sẽ thường xuyên xem bình luận, nhận xét đánh giá trước khi quyết định có nên chọn quán của bạn hay không.
Nếu quán của bạn phục vụ tốt, điểm chất lượng trên điện thoại cao, khách hàng mới sẽ tin tưởng và đến với bạn nhiều hơn.
Kết luận
Để mở lò bánh mì, đầu tiên bạn cần có ý tưởng, có một ước mơ, một động lực rõ ràng từ bên trong. Vì kinh doanh cần lâu dài, cần kế hoạch, tiền thật, việc thật. Thế nên cần cân nhắc kỹ ở bước đầu tiên này.
Kế đến bạn xác định số vốn ban đầu, cần trả lời câu hỏi mở lò bánh mì cần bao nhiêu tiền? Giá mình đã phân tích ở trên, dao động từ tối thiểu 300 - 600 triệu cho việc đầu tư dàn máy móc, dây chuyền sản xuất bánh mì mới. Hoặc bạn cũng có thể chọn sang nhượng lại lò bánh mì cũ với giá rẻ hơn.
Nên nhớ, việc chọn địa điểm và xác định đối tượng, số lượng khách hàng rất quan trọng nhé.
Cuối cùng, bạn cần tạo ra sự khác biệt cho cửa hàng của mình để tăng tính cạnh tranh: khuyến mãi, bán mì ngon hơn, nhiều thịt hơn, bao bì đẹp hơn, phục vụ tốt hơn,....
Liên hệ ngay Inox Kiến An để được hỗ trợ dàn máy móc làm bánh tốt nhất
Công ty Inox Kiến An với hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, chế tạo và sản xuất, nhập khẩu, phân phối các loại máy móc phục vụ trong các quy trình sản xuất bàn mì, bánh bao công nghiệp.
Inox Kiến An luôn cung cấp đầy đủ các loại máy móc làm bánh tốt nhất
Nếu anh chị, quý công ty, doanh nghiệp đang có nhu cầu mở lò bánh mì, đầu tư máy trộn bột, tủ ủ bột, lò nướng bánh,... xin vui lòng liên hệ Hotline: 028.3758 2839 - 028.3758 2840 để được hỗ trợ, tư vấn về vấn đề của mình ngay nhé!
Thông tin tham khảo: