Bánh mì là một món ăn hết sức quen thuộc và hơn nữa nó còn là đặc sản tại Việt Nam. Rất dễ để bạn có thể bắt gặp những chiếc bánh mì thơm ngon, nóng hổi được bày bán trên khắp các con phố. Vậy bạn đã bao giờ thử tự tay làm một chiếc bánh mì tại nhà? Trong bài viết này, Inox Kiến An sẽ bật mí đến bạn những nguyên liệu làm bánh mì kèm công thức áp dụng đơn giản nhất. Hãy bắt tay vào thực hiện theo hướng dẫn sau đây bạn nhé!
Nguyên liệu làm bánh mì
Để tạo nên những chiếc “bánh mì Việt Nam” thơm ngon, đẹp mắt, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu làm bánh mì như sau:
- Bột mì (300 g)
- Bơ lạt (60 g)
- Men khô (8 g)
- Đường (15 g)
- Muối (4 g)
- Dầu ăn (khoảng 1 thìa cà phê)
Những nguyên liệu làm bánh mì cơ bản
Đây là những nguyên liệu cơ bản nhất cho công thức làm bánh mì. Bạn có thể dễ dàng tìm mua những nguyên liệu làm bánh mì này tại các cửa hàng tạp hóa hoặc nơi bán nguyên liệu làm bánh chuyên dụng. Bây giờ còn chần chừ gì nữa, cùng bắt tay vào công đoạn chế biến thôi nào!
Các bước làm bánh mì chi tiết cho người mới bắt đầu
Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng các nguyên liệu làm bánh mì cần thiết, bạn sẽ thực hiện cách làm bánh mì theo quy trình sau đây:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Lấy phần men khô đã chuẩn bị hòa cùng 200 ml nước ấm để kích hoạt men (lưu ý nước ở nhiệt độ ấm khoảng 20 độ). Để yên cho men nở khoảng 5 phút.
Đem bột mì trộn đều cùng với đường, muối sau đó cho dung dịch men vừa ngâm phía trên vào hỗn hợp bột rồi nhào bột đều tay.
Trộn và nhào bột
Tiếp đến bạn hãy cho 20 g bơ vào hỗn hợp bột và nhào cho đến khi bột mịn. Rắc một ít bột mì khô ra bàn, đặt khối bột lên đó rồi tiếp tục nhào thêm khoảng 5 -7 phút đến lúc bột đạt được độ dẻo, mịn và không dính tay.
Bước 2: Ủ bột
Gom gọn phần bột thành một khối tròn. Lấy một chiếc âu sạch và thoa đều một lớp dầu ăn. Sau đó cho khối bột vào đấy đậy kín và ủ khoảng 1 tiếng. Giai đoạn này sẽ kích thích bột nở gấp 3 lần so với ban đầu.
Sau khi ủ 1 tiếng lấy bột ra và nhào bột lần 2 trong khoảng 5 -7 phút. Tiếp tục đậy kín và ủ bột thêm 60 phút nữa. Khi đó bột sẽ nở ra và có độ dai khi bạn kéo dãn, không có hiện tượng đứt gãy.
Ủ bột để bột nở
Bước 3: Nặn bánh
Sau khi bột đã ủ và đạt được độ dai nhất định, bạn sẽ lấy bột ra và tiếp tục nhào bột cho đến khi vỡ hết bọt khí. Sau đó chia khối bột thành từng phần nhỏ tùy theo ý thích.
Nặn bánh theo hình dạng tùy thích
Bước 4: Nướng bánh
Khởi động lò nướng bánh trước đó khoảng 30 phút để lò có độ nóng nhất định. Sau đó đặt giấy nến vào lò để chuẩn bị nướng bánh. Phun sương đẫm nước cho phần bột bánh mì để khi nướng bánh được mỏng vỏ và không bị nứt.
Cho bánh vào lò nướng ở nhiệt độ 170 độ trong vòng 10 phút đầu. Sau đó bỏ khay bánh ra tiếp tục phun đẫm nước rồi nướng tiếp khoảng 10 -12 phút ở nhiệt độ 150 độ. Khi đó vỏ bánh sẽ dần chuyển sang màu vàng đều.
Bánh mì sau khi nướng xong sẽ có màu vàng đẹp mắt, ruột dai, mỏng vỏ, có độ giòn cùng hương thơm đặc trưng.
Cho bánh mì vào lò nướng và nướng ở nhiệt độ thích hợp
Cách bảo quản bánh mì qua đêm
Nếu đã cất công làm bánh mì tại nhà thì chúng ta nên làm với số lượng nhiều và bảo quản ăn dần. Chắc chắn sẽ có nhiều người thắc mắc cách bảo quản bánh mì qua đêm như thế nào để bánh vẫn giữ được độ ngon như ban đầu?
Rất đơn giản, bạn có thể bảo quản bánh mì bằng cách cho vào tủ lạnh. Tuy nhiên, lưu ý không nên cho bánh mì vào ngăn mát vì sẽ khiến cho bánh mất đi độ ẩm. Lúc đó, bánh sẽ càng dễ bị hỏng hơn so với bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Bảo quản bánh mì trong ngăn đông của tủ lạnh
Các chuyên gia ẩm thực khuyên rằng: cách bảo quản bánh mì tốt nhất là trong ngăn đông của tủ lạnh, hay nói cách khác là cho bánh mì “ngủ đông”. Theo đó, bạn chỉ cần dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bánh mì lại rồi cho vào tủ đông. Nếu muốn tiếp tục sử dụng, bạn chỉ cần đem ra khỏi ngăn đông tủ lạnh rồi cho vào lò hâm nóng lại. Trường hợp nhà không có sẵn lò hâm nóng thì bạn có thể hâm nóng bằng nồi cơm điện hoặc chảo. Lúc này, bạn có thể thưởng thức bánh mì thơm ngon như lúc mới ra lò.
Tham khảo dây chuyền làm bánh mì
Với những cơ sở sản xuất bánh mì thì các công đoạn như trộn bột, ủ bột, chia bột,... sẽ không thể nào thực hiện thủ công. Bởi nó tốn rất nhiều thời gian cũng như sức người nếu như làm bánh mì với số lượng lớn. Theo đó, một dây chuyền làm bánh mì sẽ được hỗ trợ bởi những loại máy móc như sau:
Máy trộn bột → Máy chia bột → Máy se bột → Tủ ủ bột → Lò nướng bánh mì
Như vậy, dây chuyền làm bánh mì chuyên nghiệp sẽ được thực hiện chủ yếu bởi các loại máy móc. Máy móc sẽ giúp mọi công đoạn được tự động hóa, giảm nhân công và đặc biệt là đạt được năng suất cao. Chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu làm bánh mì cần thiết và thực hiện thao tác “bấm nút” là bạn có thể làm ra những chiếc bánh mì như mong muốn.
Hiện tại các thiết bị, máy móc hỗ trợ làm bánh mì đều có mặt tại Inox Kiến An. Tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn mua những loại máy móc phù hợp.
Dây chuyền làm bánh mì chuyên nghiệp
Bài viết trên đây, Inox Kiến An vừa bật mí đến bạn những nguyên liệu làm bánh mì cần thiết và công thức làm bánh mì đơn giản tại nhà. Chúc các bạn áp dụng thành công và tạo nên thành phẩm như ý. Hãy liên hệ ngay với Inox Kiến An qua Hotline: 0908.409 449 - 0909.11 66 45 nếu bạn có nhu cầu mua thiết bị làm bánh nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của quý khách.