Bột là nguyên liệu quan trọng thiết yếu trong việc làm bánh. Trên thị trường bột hiện nay đang rất đa dạng và phong phú về chất liệu và công dụng, người mua có thể tha hồ lựa chọn. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại bột phù hợp không phải là điều mà bà nội trợ nào cũng có thể hiểu được trọn vẹn. Hãy cùng tìm hiểu về các loại bột dưới đây, để trở thành một người làm bếp đảm đang nhé!1. All Purpose Flour - Bột Mì Đa Dụng
1. All Purpose Flour - Bột Mì Đa Dụng
All purpose flour hay còn gọi là bột mì đa dụng hoặc bột mì số 8 có hàm lượng gluten là 9.5%-11.5%. Đây là loại bột phổ biến nhất, có thể làm được rất nhiều loại bánh khác nhau, thậm chí những loại bánh không yêu cầu cao về kỹ thuật. Ứng dụng lớn nhất của All purpose flour chính là làm các loại bánh không cầu kỳ, không quá khó và không đòi hỏi quá nhiều về độ khắt khe trong hương vị cũng như thành phẩm.
All Purpose Flour - Bột Mì Đa Dụng
Đúng theo tên gọi này, Bột mì đa dụng có khá nhiều công dụng khác nhau như: làm các loại bánh có kết cấu đặc và nặng như foam cake, gato, muffin,...Bên cạnh đó, bột mì số 8 còn có thể trộn chung với các loại bột khác nhau để tăng thêm độ bung nở của bánh, hạn chế bị đặc, kém bông xốp bánh.
Bên cạnh những bánh trên, bạn có thể ứng dụng all purpose flour vào làm các loại bánh khác như bánh quy, bánh bông lan, bột chiên tẩm, bột chiên bánh các loại,…
Phổ biến là thế, xong loại bột này thường không được sử dụng tại các cơ sở sản xuất bánh kẹo hay cửa hàng bánh chuyên nghiệp. Vì tùy vào yêu cầu hàm lượng gluten của tùy loại bánh khác nhau, thợ làm bánh sẽ lựa chọn loại bột phù hợp.
2. Cake flour
Cake flour là một trong những loại bột mì phổ biến nhất hiện nay, được làm từ hạt lúa mì xay mịn, là loại bột chuyên dùng để làm bánh ngọt. Cake flour còn được gọi là low protein flour hoặc low gluten flour vì chứa hàm lượng tinh bột cực kì cao nhưng hàm lượng protein thấp (chỉ khoảng từ 6 – 8%).
Cake flour chuyên dùng làm bánh ngọt
Cake flour luôn ở dạng bột và rất mịn mượt với những hạt nhỏ li ti. Khi sử dụng, người ta thường tẩy trắng bột để các cấu trúc phân tử protein chứa trong bột trở nên bền vững hơn và giúp bột hấp thụ được nhiều chất lỏng và đường hơn. Vì có sự chênh lệch giữa lượng hàm lượng protein và tinh bột, nên cake flour thích hợp làm những món bánh có cấu trúc mềm nhẹ, bông xốp như: Cupcake, Japanese Cotton Cheesecake, roll cake, bánh bông lan Đài Loan, Angel Food Cake,…
3. Bread flour - Bột bánh mì
Bread Flour là bột bánh mì hay còn gọi là bột mì số 11 hoặc bột Cái Cân, có hàm lượng gluten cao từ 11.5 – 13%, thường được dùng trong công thức làm bánh mì. Ở Việt Nam, loại bột này còn có tên gọi là bột Cái Cân hoặc bột mì số 11.
Bread Flour phổ biến trong làm bánh mì với nhiều loại khác nhau
Cách phân biệt các loại bột mì số trong làm bánh phụ thuộc vào hàm lượng protein và gluten. Hàm lượng protein càng cao, số của loại bột càng lớn. Có thể điểm qua một số loại bột mỳ số phổ biến nhất ở Việt Nam:
Bột mì số 8: hàm lượng gluten 9.5 – 11.5%: phù hợp làm nhiều loại bánh khác nhau như gato, muffin, bánh bao,…
Bột mì số 11: hàm lượng gluten 11.5 – 13%: phù hợp làm các loại bánh mì.
Bột mì số 13: hàm lượng gluten >13%: độ dai và kết cấu rất chắc, thường được dùng để làm đế bánh pizza,…
Xem thêm: Máy trộn bột mì giá rẻ
Xem thêm: Giá máy se bánh mì các loại trên thị trường
Xem thêm: Lò nướng bánh công nghiệp cho người ít vốn
4. Whole Wheat Flour - Bột mì nguyên cám
Whole wheat flour được biết đến với tên gọi bột mì nguyên cám, được tạo nên từ lõi, vỏ và mầm của hạt lúa mì. Whole Wheat Flour có chứa nhiều chất dinh dưỡng cũng như khoáng chất và có thành phần gluten thấp hơn so với bột mì trắng.
Whole wheat flour giàu chất dinh dưỡng, hương vị đậm đà
Bánh mì nguyên cám được thợ làm bánh dùng phần nhiều để tạo nên bánh mì đen, sandwich, các loại bánh có hàm lượng chất xơ cao, đem đến hương vị đậm đà và rất đặc biệt.
Không chỉ có thành phần dinh dưỡng cao, Whole Wheat Flour còn nhiều ưu điểm khác như: không gây hại cho người mắc bệnh tiểu đường, không sinh nhiều axit cho máu, không bị nhiễm chất hóa học trong quá trình tẩy trắng bột,…
5. Self raising flour
Self Raising Flour còn được gọi là bột tây hay bột làm bánh mì, bởi nó được sử dụng nhiều với mục đích là làm nên những loại bánh thông dụng như bánh mì hoặc bánh quy,... Thành phần của Self Raising Flour bao gồm bột mì đã trộn sẵn với bột nở baking powder và muối với tỉ lệ vừa đủ, nên khi làm bánh, bạn không cần cho thêm muối hay bột nở.
Self Raising Flour
Đây là lý do tại sao Self Raising Flour phù hợp để làm các loại bánh thông dụng như bánh mì, bánh quy,… còn riêng với những loại bánh đặc trưng khác cần có một tỉ lệ bột mì, bột nở và muối khác thì người ta sẽ không dùng Self Raising Flour.
6. Tapioca Flour - Bột Năng
Bột năng có màu trắng mịn, tơi là tinh bột được lấy từ củ sắn, củ mì hay còn gọi là củ năng (ở miền Nam). Khi nấu chín chuyển sang màu trong, có độ sánh, đặc, kết dính và độ dẻo cao. Bột năng chứa chủ yếu là tinh bột vì tỉ lệ tinh bột lên đến 95%; hầu như không chứa protein và các chất xơ, nên người bị đường huyết và béo phì cần hạn chế sử dụng.
Bột năng chuyên dùng chế biến các loại bánh như: bánh bột lọc, bánh đúc,...
Bột năng thường được dùng làm phụ gia trong việc chế biến các loại xốt. Bên cạnh đó, bột năng còn là một nguyên liệu phụ để tạo độ sánh cho các món chè và một số loại bánh như: bánh da lợn, bánh bột lọc.
7. Pastry Flour
Pastry flour là loại bột được làm từ lúa mì mềm (soft wheat flour), có màu trắng kem và có độ đàn hồi vừa đủ tốt giữa các lớp bơ khi làm bột puff pastry hay khi làm bánh croissants hoặc đế bánh pie crust. Loại bột này khá giống Cake flour nhưng chúng không được tẩy trắng trước khi sử dụng.
Pastry flour
Pastry Flour có hàm lượng protein khá cao, trong khoảng 9%-11%. Loại bột rất thích hợp để những loại bánh mỏng mềm bởi hàm lượng protein cao sẽ giúp bánh cứng hơn khi nướng như làm bánh quy, các loại bánh mì nhanh như Muffin và một số loại bánh khác mềm hơn bánh mì như vỏ bánh pie, tart, cookies, nhưng lại không quá mềm như Gateau.
8. Bột gạo
Bột gạo là một loại bột được tạo ra từ việc xay mịn những hạt gạo sau khi ngâm. Bột gạo có đa dạng các loại thành phẩm tùy thuộc vào loại gạo được mang đi xay, có 3 loại bột gạo phổ biến: Bột gạo tẻ, bột gạo nếp, bột gạo lứt.
Bột gạo - loại bột phổ biến trong ẩm thực Việt Nam
Bột gạo được sử dụng phổ biến trong nền ẩm thực của các nước châu Á. Tại Việt Nam, bột gạo nếp có tính dẻo như gạo nếp nên thường được dùng để chế biến các loại bánh như: bánh cam, bánh chuối, bánh dày, bánh ít, chè trôi nước, xôi khúc, bánh rán,...
Bột gạo tẻ thường được sử dụng trong các món bánh phổ biến như bánh ướt, bánh canh, bánh bò, bánh đậu xanh hay bún gạo…. Ngoài ra bột gạo làm các loại bánh như: bánh bèo, bánh xèo, bánh đúc, bánh đập hay bánh cuốn,... phổ biến ở miền Trung Việt Nam.
9. Bột nở
Bột nở (Baking Powder) có thành phần chính gồm có ¼ Baking Soda, được kết hợp với một số loại muối axit, tinh bột ngô. Ngoài ra, bột nở có thể được xem như một loại nguyên liệu sử dụng trong quá trình làm bánh để tạo độ tơi, xốp.
Bột nở có thành phần chính gồm có ¼ Baking Soda
Bột nở được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại bánh và thợ làm bánh luôn rây bột nở trước để bánh nướng không bị xẹp. Một số loại bánh cần sử dụng bột nở để tạo được độ tơi xốp, nở tốt như: Các loại bánh mì nhanh như Biscuits, Muffins, Scones; các loại bánh ngọt, nhất là bánh bông lan. Ngoài ra, còn có bánh bao, bánh men, bánh Trung thu, một số loại bánh nướng, bánh gato.
10. Bột khoai tây
Bột khoai tây là loại bột được chế biến từ nguyên liệu là củ khoai tây, mang nét tương đồng với bột năng, có công dụng tạo độ dính, nở và đặc cho món ăn.
Bột khoai tây có mặt trong khá nhiều công thức chế biến món ăn
Bột khoai tây có mặt trong khá nhiều công thức chế biến món ăn như: làm há cảo, thịt hầm, xốt, làm bột áo bánh mochi,… Ngoài ra, bột khoai tây còn là chất nền để các món ăn và bánh có thêm mùi thơm, màu sắc đẹp, có độ giòn. Bên cạnh đấy, bột khoai tây cũng có tác dụng trong việc dưỡng da, giảm viêm và hỗ trợ điều trị trong các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày.
Liên hệ với Kiến An theo hotline 0908.409 449 hoặc 0909.11 66 45 để được tư vấn lựa chọn thiết bị hỗ trợ làm bánh chất lượng và giá ưu đãi nhất.