Mở tiệm bánh mì cần bao nhiêu vốn là thắc mắc chung của những người đang có ý định khởi nghiệp. Nhất là khi loại hình kinh doanh ẩm thực này đang có xu hướng phát triển mạnh. Ngay sau đây, Inox Kiến An sẽ gợi ý cho bạn những khoản chi phí cần thiết cùng các kinh nghiệm hữu ích để bạn tham khảo và dự trù phù hợp khi có ý định mở tiệm bánh.

Mở tiệm bánh mì cần bao nhiêu vốn?

Mở tiệm bánh mì cần bao nhiêu vốn?

Thị trường kinh doanh bánh mì

Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của các loại hình kinh doanh ẩm thực, thị trường buôn bán bánh mì vẫn luôn giữ được vị trí và sức hút lớn. Bởi đây là món ăn quen thuộc, vừa tiện lợi lại “chắc dạ”. Món ăn đã gắn bó với người Việt từ lâu đời nên được nhiều thực khách lựa chọn cho các bữa ăn của mình, nhất là buổi sáng. Do đó, chỉ với một chiếc xe bánh mì nhỏ, bạn cũng có thể kiếm được nguồn thu nhập ổn định. 

Bên cạnh đó, sự nổi tiếng của bánh mì Việt Nam không chỉ giới hạn trong nước mà nó còn vượt qua khỏi biên giới và được các bạn bè quốc tế yêu thích. Đối với những người Việt xa xứ, việc kinh doanh bánh mì trên “đất khách” cũng là hình thức mang lại nhiều lợi nhuận hấp dẫn. 

Tuy vậy, dù có nhiều ưu điểm nhưng không phải ai cũng thành công khi bắt tay mở tiệm bánh mì nếu không tìm hiểu và trang bị vững các kinh nghiệm cần thiết. Vậy mở tiệm bánh mì cần bao nhiêu vốn và cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng theo dõi chi tiết trong nội dung tiếp theo đây nhé!

Kinh doanh bánh mì đang là công việc thu hút nhiều người nhờ nguồn thu nhập hấp dẫn và ổn định

Kinh doanh bánh mì đang là công việc thu hút nhiều người nhờ nguồn thu nhập hấp dẫn và ổn định

Các khoản chi phí cần thiết khi mở tiệm bánh mì

Việc nắm và liệt kê rõ các khoản chi phí cần thiết sẽ giúp bạn biết việc mở tiệm bánh mì cần bao nhiêu vốn. Đồng thời, bạn sẽ lên kế hoạch phù hợp để tiết kiệm chi phí tối đa và tránh những khoản thừa thải không cần thiết.

Chi phí thuê cửa hàng

Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có sẵn mặt bằng hay nhà riêng để kinh doanh. 

  • Một mặt bằng đẹp, có ngõ rộng và đông dân cư qua lại sẽ có mức giá trung bình từ 5.000.000 đến 8.000.000 đồng/tháng (chưa tính chi phí điện, nước).
  • Đối với quán bánh mì nhỏ mở tại các cửa hàng cố định sẽ có chi phí từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng/tháng.
  • Đối với tiệm bánh mì được nhượng quyền thương hiệu thì có chi phí trung bình từ 20.000.000 đến 50.000.000 đồng/tháng.

Ngoài ra, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ 4.0, bạn có thể áp dụng hình thức kinh doanh mở tiệm bánh mì online. Cách này vừa giúp bạn tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng cũng như tiết kiệm chi phí thuế mặt bằng.

Mở tiệm bánh mì với quy mô lớn thì chi phí về mặt bằng càng cao

Mở tiệm bánh mì với quy mô lớn thì chi phí về mặt bằng càng cao

Chi phí trang trí cửa hàng

Công đoạn đầu tư và trang trí cho cửa hàng là điều không thể thiếu để thu hút khách hàng. Theo đó, tùy vào phong cách mà bạn thích mà có thể sơn sửa lại và decor theo ý muốn sao cho khang trang hơn ban đầu. 

Nằm trong hạng mục mở tiệm bánh mì cần bao nhiêu vốn này, chi phí sơn sửa và đầu từ trang trí cho cửa hàng tối thiểu từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng. 

Chi phí trang thiết bị

Một tiệm bánh mì hoàn chỉnh cần trang bị thêm những thiết bị máy móc như sau:

  • Xe bánh mì: từ 5.000.000 đến 20.000.000 đồng.
  • Máy ép bánh mì: từ 900.000 đến 2.000.000 đồng.
  • Lò nướng hoặc lò vi sóng: từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng
  • Bàn ghế: từ 500.000 đến 3.000.000 đồng
  • Túi bóng, giấy, hộp đựng: từ 50.000 đến 200.000 đồng

Bạn có thể tiết kiệm các khoản chi phí đầu tư trang thiết bị bằng cách đến mua sản phẩm tại Inox Kiến An để được tư vấn và áp dụng các chương trình giảm giá hấp dẫn. 

Việc đầu tư vào trang thiết bị cũng góp phần cho bánh mì thêm thơm ngon, hấp dẫn thực khách

Việc đầu tư vào trang thiết bị cũng góp phần cho bánh mì thêm thơm ngon, hấp dẫn thực khách

Chi phí mua nguyên vật liệu

Tìm kiếm nguồn nhập nguyên liệu đầu vào để mua lâu dài, tiêu chí quan trọng nhất vẫn là giá thành phải chăng và đảm bảo chất lượng.

Bánh mì là nguyên liệu chủ yếu, bán ngày nào nhập ngày đó. Nếu bạn mới mở quán thì nên nhập 10 chiếc/lần. Các khoản chi phí còn lại là nhập đồ tươi sống ăn kèm bánh mì. Tóm lại, chi phí mua nguyên vật liệu 1 tháng là từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng. 

Chi phí nhân viên

Trung bình, bạn sẽ tốn từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng/tháng/nhân viên. Tuy nhiên, nếu bạn mở quán nhỏ thì có thể tối ưu được khoản phí này bằng cách tự bán hoặc thuê nhân viên theo thời vụ. 

Chi phí dự phòng

Ngoài các chi phí chính, bạn còn có rất nhiều khoản chi phí phát sinh không thể lường trước được. Do đó, bạn cần phải tính dư cho các khoản có thể phát sinh thêm như tiền mua các trang thiết bị, dự trù duy trì quán khi chưa có lãi, chi phí đầu tư như khuyến mãi,... Tùy khả năng kinh tế mà dao động từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng. 

Dự trù chi phí giúp bạn giải quyết các vấn đề phát sinh một cách trơn tru hơn khi mở tiệm bánh mì

Dự trù chi phí giúp bạn giải quyết các vấn đề phát sinh một cách trơn tru hơn khi mở tiệm bánh mì

Mở tiệm bánh mì cần bao nhiêu vốn?

Vậy, mở tiệm bánh mì cần bao nhiêu vốn? Với những khoản chi phí được liệt kê như trên, có thể thấy, việc mở tiệm bánh mì trung bình cần khoảng 10.000.000 - 50.000.000 đồng tùy vào quy mô và địa điểm bạn muốn mở. 

Nếu kinh doanh theo hình thức xe bánh mì lưu động thì bạn cần đầu tư khoảng 10.000.000 - 20.000.000 đồng. Trường hợp mở tiệm cố định thì mức vốn là 20.000.000 - 30.000.000 đồng hoặc từ 20.000.000 - 50.000.000 cho buôn bán qua nhượng quyền thương hiệu.

Giá vốn 1 ổ bánh mì

Chi phí ước tính trên 1 ổ bánh mì chả cá:

  • Giá bánh mì: 1.500 - 1.800 đồng/ổ tùy vào loại và số lượng bạn muốn. 
  • Giá chả cá: 4.500 đồng/ổ.
  • Khăn, tăm, bao bì: 750 đồng/ổ.
  • Các chi phí khác như gas, tương ớt, dầu ăn, nước sốt chan, nước mắm hoặc nước tương: 1.000 đồng/ổ.

Như vậy: Giá vốn của 1 ổ bánh mì chả cá là 8250 đồng/ổ, giá bán theo thị trường từ 12.000 đến 15.000 đồng/ổ (tùy khu vực và vị trí bán). 

Giá vốn của một ổ bánh mì tùy thuộc vào loại bánh

Giá vốn của một ổ bánh mì tùy thuộc vào loại bánh

Những khó khăn khi mở tiệm bánh mì

Bắt đầu kinh doanh trong ngành F&B chưa bao giờ là dễ dàng đối với những người chưa có kinh nghiệm, nhất là khởi nghiệp bằng cách mở tiệm bánh mì. Ngoài mở tiệm bánh mì cần bao nhiêu vốn, bạn phải biết thêm những thách thức để qua đó phòng tránh được hiệu quả. 

  • Khó khăn trong tìm kiếm mặt bằng: Tùy vào nguồn vốn của mình mà bạn cần tìm địa điểm phù hợp. Tuy nhiên, ở những thành phố lớn thì việc tìm kiếm mặt bằng không hề dễ dàng, với mức chi phí đắt đỏ và diện tích hạn chế. 
  • Khó khăn trong tìm nguồn nguyên vật liệu tốt: Để làm ra một ổ bánh mì thơm ngon và hấp dẫn thực khách, nguồn nguyên liệu đầu vào phải tươi tốt và đảm bảo vệ sinh. 
  • Khó khăn khi tìm nhân viên bán hàng: Nhân viên thường được ví như “linh hồn” của cửa hàng vì đó sẽ là người khách hàng gặp đầu tiên. Nếu nhân viên có thái độ không tốt thì chắc chắn các khách hàng sẽ có ấn tượng xấu đối với cửa hàng của bạn. 

Việc đảm bảo nguyên liệu đầu vào chất lượng cũng là thách thức đối với các chủ doanh nghiệp kinh doanh bánh mì

Việc đảm bảo nguyên liệu đầu vào chất lượng cũng là thách thức đối với các chủ doanh nghiệp kinh doanh bánh mì

Kinh nghiệm khi mở tiệm bánh mì cho người mới bắt đầu

Để mở một tiệm bánh mì thực sự không quá khó khăn. Tuy nhiên làm sao để kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao mới là vấn đề bạn cần đặt lên hàng đầu để giải quyết.

Nắm rõ quy trình làm bánh

Nếu muốn kinh doanh bánh mì thành công, đòi hỏi người làm chủ phải thực sự am hiểu và có kiến thức trong việc làm bánh. Bạn có thể trau dồi kỹ năng thông qua các cơ sở sản xuất bánh mì hoặc kiến thức trên các trang mạng. Đồng thời, việc nắm rõ quy trình làm bánh sẽ giúp bạn tạo ra được những ổ bánh mì thơm ngon, chất lượng và phù hợp với yêu cầu của người dùng. 

Xác định loại hình kinh doanh bánh mì

Đây là việc làm rất cần thiết giúp bạn vạch ra được kế hoạch phác thảo cụ thể cho các hoạt động sắp tới. Nó bao gồm các vấn đề liên quan đến vốn, mặt bằng, trang thiết bị, số lượng nhân viên, phong cách,...

Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp

Trường hợp bạn mở tiệm bánh mì bình thường thì nên chọn ở những địa điểm có dân cư đông đúc qua lại, gần trường học, bệnh viện, khu chợ, trạm xá, khu công nghiệp,...

Trường hợp bạn mở cơ sở sản xuất thì cần có mặt bằng rộng hơn để đặt các trang thiết bị, máy làm bánh mì. Do đó, bạn không nhất thiết phải chọn các khu vực đông dân cư vì chi phí thuê mặt bằng cao. 

Còn với mô hình kết hợp giữa mở tiệm và sản xuất bánh mì thì sẽ tốn nhiều chi phí để thuê mặt bằng lớn và rộng tại những nơi sầm uất. Nó vừa đảm bảo có diện tích làm bánh vừa có không gian bày bán tại tiệm. Ngoài ra, với mô hình kinh doanh này, bạn có thể trang bị thêm tủ kính lớn để trưng bày các sản phẩm giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn và trông bắt mắt hơn. 

Như vậy, bài viết này đã giúp bạn giải đáp chi tiết về vấn đề mở tiệm bánh mì cần bao nhiêu vốn cùng các kinh nghiệm có thể ứng dụng vào thực tiễn. Hãy liên hệ ngay cho Inox Kiến An qua hotline 0908 409 449 để được tư vấn chi tiết về các thiết bị máy móc phục vụ cho việc kinh doanh bánh mì chất lượng và giá tốt ngay từ hôm nay nhé!

Cách làm bò khô bằng lò nướng dai, mềm đơn giản tại nhà
Hướng dẫn cách làm bò khô bằng lò nướng đảm bảo vệ sinh, không phải lo hàng giả nhanh chóng và đơn giản tại nhà ngon như ở nhà hàng, siêu thị....
Nên mua lò nướng loại nào tốt nhất hiện nay?
Nên mua lò nướng loại nào tốt, an toàn, sử dụng lâu bền đến từ thương hiệu uy tín và được nhiều người tin tưởng? Truy cập ngay để được giải đáp!...
Admin
Author short description.
Chi tiết