Với công thức và cách trộn bột làm bánh Trung Thu đơn giản này sẽ giúp các bạn có được chiếc bánh thơm ngon đúng chuẩn ngoài cửa hàng. Hãy thử ngay công thức làm bánh nhanh và dễ làm này để Tết Trung Thu của bạn thêm đặc sắc nhé!

Bánh Trung Thu là một trong những món ăn thanh lịch và không thể nào thay thế trong ngày Tết Trung Thu của người Việt Nam. Vào ngày 15 tháng 8 âm lịch - ngày Trung Thu, ngày rằm ngày mà các thành viên trong gia đình ngồi bên nhau và cùng nhau thưởng thức món bánh Trung Thu - một đêm bình yên với trăng tròn sáng nhất trong năm. Vậy, bánh Trung Thu trông như thế nào?

Trải qua nhiều thế kỷ, bánh Trung Thu Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng về hình dáng, kích cỡ, hương vị cũng như nhân bánh. Tuy nhiên, công thức nấu bánh vẫn lưu giữ với hai loại chính:

  • Bánh trung thu hình tròn đại diện hình dáng vầng trăng tròn biểu tượng cho sự vẹn nguyên, đủ đầy sự đoàn viên gia đình.
  • Bánh trung thu hình vuông thể hiện hình dáng trời đất, sự hạnh phúc của con người.

Vỏ bánh thường có vị ngọt và thơm ngon với hai loại nhân là nhân nướng và nhân nếp.

  • Vỏ bánh sau khi nướng có màu nâu nhạt, bóng và mềm mịn. Vỏ bánh được làm từ bột mì, trứng, dầu, muối nở và siro đặc biệt - một loại siro có màu cánh gián giúp tạo thêm hương vị và màu sắc bắt mắt cho vỏ bánh.
  • Vỏ nếp thường trắng, mịn và mềm. Thành phần của vỏ bánh bao gồm bột mì đặc biệt, chiết xuất hoa bưởi, dầu và siro đặc biệt, khác hơn so với loại dùng để làm vỏ bánh nướng.

Nhìn chung, bánh Trung Thu có vị ngọt và mặn rất hợp với phong cách tráng miệng của người Việt ta. Để thưởng thức chiếc bánh hoàn hảo hơn, hãy cắt chiếc bánh thành 4, 6 hoặc 8 miếng và nhâm nhi từng miếng với một tách trà nóng, điều này sẽ trở nên thú vị hơn đấy!

Những nguyên liệu quan trọng để làm vỏ bánh

Còn gì tuyệt vời hơn khi nhâm nhi một tách trà với chiếc bánh nướng thơm ngon tự làm để dành tặng cho gia đình, người thân yêu. Bánh Trung Thu có rất nhiều công thức làm khác nhau nhưng không phải bánh nào làm ra cũng có thành công, có chất lượng giống nhau, nhất là phần vỏ bánh có thể nứt, vỡ và bị cứng nếu không biết cách làm.

Để có được vỏ bánh thơm ngon, hấp dẫn thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách chọn nguyên liệu, cách trộn bột cho đến cách nướng bánh. Vậy thì hãy cùng Kiến An tìm hiểu bắt đầu từ nguyên liệu trước nhé!

Nguyên liệu chủ yếu để làm vỏ bánh bao gồm:

Bột mì

Bột mì chứa hàm lượng protein càng cao (số càng cao) thì vỏ bánh sẽ càng cứng.

Chẳng hạn:

  • Hàm lượng protein 13% (bột số 13 - bột bánh mì/bread flour) bánh khi làm ra sẽ rất cứng và khô hơn so với bột có 11% protein (bột số 11/bột mì đa dụng).
  • Hàm lượng protein 11% (bột số 8 - bột làm bánh ngọt/cake flour) sẽ cho vỏ bánh mềm mịn và ngon hơn so với các loại bột nói trên.

Bột làm bánh Trung Thu

Đường

Đường cũng là một trong những thành phần quan trọng giúp giảm độ khô cứng và giúp chiếc bánh có màu sắc vô cùng đẹp, thơm ngon. Nước đường càng mới thì càng nhanh làm cho vỏ bánh nhão nhưng lại khiến cho bánh mốc nhanh.

Miếng dứa (thơm)

Mọi người nướng bánh thường thì phần vỏ sẽ dễ bị cứng, đây cũng là tình trạng chung khi làm ra một chiếc bánh dù nhìn có vẻ rất thơm ngon nhưng ăn thì rất cứng và khô. Bánh sau khi làm ra dễ bị nứt, vỡ khiến khi ăn vào cảm giác không được ngon cũng như mất tính thẩm mỹ của chiếc bánh. Để giải quyết tình trạng này, bạn hãy cho miếng dứa tươi vào nấu cùng với nước đường nhé. Sau khi đun nước đường nguội hãy vớt dứa bỏ đi. Đây là một trong những bí quyết giúp vỏ bánh sau khi làm ra sẽ mềm mịn, ít bị nứt mà không nghe có mùi dứa trong vỏ bánh. 

Hướng dẫn các bước cách trộn bột làm bánh Trung Thu đơn giản 

Chuẩn bị nguyên liệu

Công thức làm vỏ bánh Trung Thu từ bột mì số 8

  • 120 gram bột bánh ngọt (số 8)
  • 120 gram bột bánh mì 
  • 160 gram nước đường bánh nướng
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 30 gram dầu ăn
  • 10 gram bơ đậu phộng

Công thức vỏ bánh Trung Thu từ bột mì đa dụng

  • 500 gram bột mì đa dụng
  • 370 gram nước đường
  • 90 gram dầu ăn
  • 1/3 muỗng cafe baking soda
  • 2 muỗng canh bơ đậu phộng (có thể dùng 2 lòng đỏ trứng gà)
  • 2 muỗng canh rượu Mai Quế Lộ (đối với bánh thập cẩm)

Lưu ý: Công thức chỉ mang tính chất tham khảo, vì tùy thuộc vào thành viên gia đình bạn bao nhiêu và bạn muốn làm bao nhiêu chiếc bánh để canh lượng bột cũng như công thức phù hợp.

Các bước nhào trộn bột

Để bột tạo ra thơm ngon thì khi trộn bột bạn chỉ cần nhồi đến khi các nguyên liệu hòa quyện. Bánh chất lượng đồng đều hãy sử dụng máy trộn bột để đạt được kết quả tối ưu nhé. 

Tham khảo thêm Các loại mấy trộn bột vỏ bánh trung thu tại đây!

Bước 1: Cân đo đúng định lượng để tránh bột bị nhão hoặc khô sau đó cho bột vào một cái tô (sử dụng máy trộn bột để đem lại kết quả tốt nhất).

Bước 2: Cho lần lượt nguyên liệu vào bên trong cái tô.

Bước 3: Trộn bột nhẹ tay theo hình xoắn ốc ở giữa ra ngoài đến khi nào các nguyên liệu hòa quyện thì dừng lại.

Bước 4: Các nguyên liệu sau khi được khuấy điều, hãy dùng tay nhào nhẹ để tạo thành một khối mịn dẻo như mong muốn. Lưu ý, không được nhồi bột quá lâu vì như vậy bột sau khi nướng sẽ mất nét, nứt vỏ. Bột sau khi trộn xong sẽ bị ướt do đó hãy đem đi ủ. Trường hợp bột bị khô và không được mịn bạn nên thêm nước đường để bánh được mềm nhé.

Bước 5: Công đoạn cuối cùng, đem bột đi ủ, dùng nilon bọc nguyên liệu lại (nên sử dụng tủ ủ bột để đạt kết quả cao). Ủ bột trong vòng khoảng 20 - 35 phút để bột được dẻo, mịn mềm nhé.

Bước 6: Tiến hành làm nhân bánh Trung Thu theo sở thích nhé. Gợi ý làm bánh nhân thập cẩm, nhân đậu xanh, nhân cà phê, nhân socola,...

Quy trình nướng bánh đúng chuẩn hiện nay

Nhiệt độ nướng bánh và quy trình nướng bánh đúng chuẩn sẽ giúp bánh có màu sắc đẹp, bắt mắt và vỏ không bị nứt, vỡ. Do đó, một trong những yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn đến chất lượng bánh thành phẩm. Quy trình nướng bánh dưới đây sẽ giúp các bạn luôn có được mẻ bánh thơm ngon, đúng chuẩn cửa hàng.

  • Bạn cần lưu ý, trước khi nướng bánh Trung Thu hãy làm nóng lò trước ở nhiệt độ từ 165 - 200 độ C trong vòng từ 8 - 15 phút.
  • Pha hỗn hợp để phết mặt bánh nướng, sử dụng lòng đỏ trứng gà, dầu ăn, ít ít nước hoặc 1 ít đường để tăng độ ngọt và màu sắc của bánh trông đẹp hơn.
  • Quét trứng từ 2 - 3 lần trong quá trình nướng và canh nhiệt độ chuẩn theo từng lần nướng để bánh vàng ngon mà không bị nứt. Không nên quét trứng quá dày bởi như vậy bánh sẽ nhanh bị khét và nứt bỏ. Chỉ cần quét trứng với một lớp mỏng là được.
  • Bánh thường đặt nướng ở nấc giữa của lò và cứ mỗi lần nướng xong đem ra bên ngoài chờ nguội, xịt nước rồi mới quét lại (thời gian chờ nguội 15 phút).

Thời gian nướng bánh trung thu trải qua các lần nướng bao gồm:

Lần 1: Nướng 180 - 220 độ C trong 5 - 8 phút (tùy theo kích thước bánh và lò nướng để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp).

Lần 2: Nướng 190 - 200 độ C trong 5 - 7 phút.

Lần 3: Nướng bánh ở khoảng 160 - 180 độ C đến khi bánh chuyển màu nhìn giống màu nước đường và có mùi thơm đặc biệt.

Để thưởng thức chiếc bánh Trung Thu ngon, Kiến An khuyên bạn nên sử dụng lò nướng bánh thay bằng lò vi sóng. Với những người sành ăn, những ai mới bắt đầu làm bánh, những người làm bánh chuyên nghiệp cũng phải sở hữu cho mình những dụng cụ làm bánh Trung Thu chuyên nghiệp để bánh tạo ra luôn được thơm ngon, hoàn hảo. 

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua máy trộn bột, máy nướng bánh Trung Thu, máy ủ bột, máy xào nhân vui lòng liên hệ  hotline 0908.409.449 hoặc 0909.11.66.45 với Kiến An để được tư vấn và lựa chọn phù hợp.

CÔNG TY TNHH SX - TM KIẾN AN

  • Địa chỉ: Mặt tiền C7C Phạm Hùng, quận 8, Tp. HCM (qua cầu Chánh Hưng).
  • Điện thoại: 028.3758 2839 - 028.3758 2840
  • Fax: 028.3850 3221
  • Email: inoxkienan@yahoo.com
  • Hotline: 0908.409.449 - 0909.11.66.45

Bí quyết về cách trộn bột bánh bao và ủ bột thơm ngon, khó cưỡng
Bí quyết về cách trộn bột bánh bao thơm ngon dễ làm tại nhà mà bất cứ ai cũng nên biết và những lỗi thường hay gặp trong quá trình trộn bột. Tìm hiểu ...
Sự khác nhau đơn giản đến không ngờ giữa lò nướng điện và lò vi sóng
Bạn muốn tự làm bánh nhưng không biết sử dụng loại lò nào? Cùng Inox Kiến An xem sự khác nhau giữa lò nướng và lò vi sóng trong nhé!...
Admin
Author short description.
Chi tiết