Không chỉ là bột mì, máy trộn bột còn có thể tạo ra những mẻ bột đều, mịn cho rất nhiều loại bánh khác nhau. Máy trộn bột bánh mì có thể sử dụng cho các loại bánh nào? Cùng Inox Kiến An khám phá trong bài viết nhé!

Máy trộn bột làm bánh là gì?

Nhào trộn bột mì

Trong các lò bánh mì ngày xưa, người thợ phải tự tay nhào trộn từng mẻ bột trước khi đem tạo hình, ủ rồi nướng. Công việc này thoạt đầu sẽ rất vui và phấn khởi đối với anh thợ học nghề. Tuy nhiên, nếu như việc trộn bột này cứ lặp đi lặp lại ngày này qua tháng nọ, với số lượng mẻ bột ngày càng tăng lên, nó sẽ trở thành một công việc nhàm chán...

Ngày nay, với sự ra đời của máy trộn bột tự động, công đoạn trộn bột mì đã trở nên nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn, giúp tiết kiệm được thời gian, nhân lực, tiền bạc,...

Công đoạn trộn bột được thực hiện bằng máy

Khi sử dụng máy trộn bột, bột mì thành phẩm luôn được mịn màng, mềm dẻo, chạm vào sẽ hơi dính, hơi keo nhưng sẽ không bám vào tay khi rút ra.

Trên thị trường thường có hai dòng máy trộn bột: máy trộn bột bánh mì và máy trộn bột gia dụng. Tùy vào mục đích sử dụng, công suất, năng suất khác nhau mà mỗi loại máy sẽ có những thiết kế khác nhau.

Xem thêm: Lò nướng bánh công nghiệp cho người ít vốn

Xem thêm: Dây chuyền sản xuất bánh mì đầy đủ cho người mới

Máy trộn bột bánh mì có gì khác so với máy trộn bột gia dụng?

Điểm chung của hai loại máy này đều sử dụng để nhào trộn bột, công đoạn đầu tiên trong quy trình làm của phần lớn các loại bánh.

Máy trộn bột gia dụng thường được đặt tại các phòng bếp gia đình, dùng để làm các loại bánh nhỏ, số lượng ít. Trong khi đó, máy trộn bột bánh mì thường được sử dụng tại các lò bánh mì; các cơ sở, dây chuyền sản xuất bánh mì với số lượng khổng lồ.

Khách hàng có thể xem rõ hơn phần so sánh ở bảng sau:

Tiêu chí

Máy trộn bột gia dụng

Máy trộn bột bánh mì

Hình dạng, kích cỡ, khối lượng

Kích thước: 300 x 300 x 300 (dài x cao x rộng) (mm) 

Hình hộp chữ nhật, nhỏ gọn, dùng để bàn.

Khối lượng: 5 - 10 (kg)

Kích thước: ~1000x700x1100 (dài x cao x rộng)(mm)

Cao ngang hông, to hơn máy gia dụng, cần có chỗ đặt cố định.

Khối lượng: ~170 - 320 (kg)

Dung tích lồng, tô trộn

4.5L - 7L

20L - 40L

Khối lượng bột tối đa đánh một lần

3kg - 5kg tùy loại bột

15kg - 20kg tùy loại bột

Mục đích sử dụng

Sử dụng trong gia đình. Dùng để trộn bánh mì, bánh bông lan, bánh kem,...

Sử dụng trong công nghiệp, tại các nhà máy bánh ngọt, lò bánh mì,...

Ngoài bánh mì, máy trộn bột mì còn có thể trộn được các loại bánh nào?

Máy trộn bột mì có thể xem như một loại máy đa năng, dư sức đảm nhận công việc nhào trộn bột cho bất kỳ loại bánh làm từ các loại bột thông dụng: bột gạo, bột nếp, bột năng,... trước khi đem đi ủ, nướng.

Danh sách 15+ các loại bánh có thể sử dụng máy trộn bột bánh mì cho công đoạn đầu tiên:

  1. Bánh bò (bánh bò đường thốt nốt)
  2. Bánh cam
  3. Bánh bông lan
  4. Bánh ít (bánh ích)
  5. Bánh sinh nhật (bánh kem)
  6. Bánh trung thu
  7. Bánh quy
  8. Bánh bao
  9. Bánh cống, bánh tôm Hồ Tây
  10. Bánh pancake
  11. Bánh donut
  12. Bánh táo
  13. Bánh cupcake (dùng trang trí sinh nhật)
  14. Bánh Kare Pan
  15. Bánh pho-mát - Cheese cake
  16. Bánh mì quẩy (hay còn gọi là bánh quẩy hoặc quẩy): quẩy làm từ bột mì đấy
  17. Bánh quy chiên
  18. Bánh sừng bò
  19. Và nhiều loại bánh khác

Bánh bò

Bánh bò thường có màu xanh hoặc trắng

Với nhiều đứa trẻ vùng quê, bánh bò là món ăn của ký ức. Sau này lớn lên, ra phố học tập, thật khó tìm lại món bánh bò. Nhiều đứa trẻ của thế hệ Z sau này lại thích những gà rán KFC, thức ăn nhanh hơn.

Bánh bò có hình tròn, to vừa lòng bàn tay, cao khoảng 4cm - 5cm, dạng như cái nồi cơm điện có đậy nắp cái chảo lên. Bánh có dạng xốp, có nhiều lỗ khí trong bánh. Bánh bò thường có màu xanh hoặc trắng. Ăn vào thơm thơm bùi bùi mùi dừa.

Nguyên liệu chính để làm bánh bò bao gồm: bột gạo, nước, đường và men. Để có được mẻ bánh ngon, việc nhào trộn bột ở bước đầu tiên cần diễn ra trong thời gian tối thiểu 10 - 15 phút. Nếu làm số lớn, ta có thể sử dụng máy trộn bột.

Bánh cam (bánh rán)

Bánh cam được chiên với lớp mè bao quanh

Bánh cam (bánh rán) cũng là một món bánh tuổi thơ khác. Hơn 20 năm trước, vào những năm 2000, bánh cam thường được nhiều người bỏ vào một cái thau, sau đó đội lên đầu đi rao bán khắp nơi.

Bánh cam dạng hình tròn, vừa nắm tay. Bánh có màu nâu cánh gián, có một lớp mè bên ngoài. Bánh gồm lớp vỏ ngoài bằng bột gạo nếp, bột gạo tẻ. Bánh có nhân đậu xanh bên trong nhưng đặc ruột.

Tại bước đầu tiên trong quá trình làm bánh, bột nếp sẽ được trộn với nước ấm, đường, dầu ăn,... trong 10 phút. Bánh cam thường được sản xuất số lượng tại các xưởng, sau đó mọi người đến lấy và rao bán khắp phố phường.

Với số lượng lớn như vậy, việc nhào trộn bột bằng máy là giải pháp để tăng năng suất làm bánh cho các cơ sở sản xuất.

Bánh ít (bánh ích)

Một trong những hình dạng phổ biến của bánh ít

Nếu bạn muốn ăn bánh ít, hãy chờ đến ngày đám giỗ ở quê nhé. Không biết tự bao giờ, bánh ít trở thành món bánh “đặc trưng” cho ngày giỗ, ngày Tết.

Bánh thường được gói trong lá chuối. Khi bóc ra, ta thấy một chiếc bánh có hình kim tự tháp với một lớp bột dẻo bên ngoài. Khi cắn xuyên qua lớp bột dẻo nhạt bên ngoài sẽ phát hiện được nhân đậu xanh ngọt bên trong. Đối với đứa trẻ ngày xưa, được ăn bánh ít ngày giỗ có lẽ là một niềm vui sướng khó tả.

Để thành hình bánh, nguyên liệu chính của bánh ít không thể thiếu đường, đậu xanh, bột nếp (hoặc bột gạo). Trộn bột gạo (hoặc bột nếp) với nước, nhào cho mịn luôn là bước đầu tiên. Tiếp theo, các cô, các chú ngày xưa sẽ làm nhân đậu xanh. Kế đến là tạo hình bánh. Rồi bọc lại trong lá chuối. Cuối cùng đem đi hấp. Bánh chín ăn sẽ rất thơm mùi lá chuối. Tham khảo thêm về bánh ít ở đây nhé!

Bánh bông lan

Một loại bánh bông lan

Người Pháp sang Việt Nam, mang theo chiếc bánh bông lan. Vì bánh ngon, nên nó mãi ở lại với người Việt, chứ không như người Pháp.

Bánh bông lan là một loại bánh xốp, mềm mịn, nhẹ. Cả người lớn lẫn trẻ con đều yêu thích loại bánh này.

Ở một số trường tiểu học, bánh bông lan được chọn làm loại bánh ăn xế cho học sinh học bán trú. Đó là loại bánh bông lan cupcake. Bột trước khi nướng được bọc trong một cái ly giấy. Khi nướng, bột nở tràn ra bên ngoài một chút.

Bánh bông lan

Có thể bạn đã biết, bánh cupcake chính bao gồm bánh bông lan ở dưới kết hợp với bánh kem tạo hình xoắn ốc bên trên. Bánh thường được sử dụng để trang trí tại các bữa tiệc sinh nhật, thôi nôi. Bánh cupcake sinh nhật với đủ loại màu sắc, hình dạng khác nhau luôn tạo sự tò mò, thích thú cho những đứa trẻ.

Bánh cupcake sinh nhật luôn được trang trí lung linh, bắt mắt

Thành phần chính không thể thiếu của bánh bông lan chính là bột mì, lòng trắng trứng gà và đường. Ở công đoạn đầu tiên, việc nhào trộn bột với lòng trắng trứng, muối chanh,... tùy theo công thức của mỗi người.

Tại các nhà máy sản xuất cũng như các tiệm bánh mì, công đoạn trộn bột thường được sử dụng bằng máy để tiết kiệm nhân công, thời gian, tiền bạc và tăng năng suất.

Bánh bao

Nồi bánh bao hấp phổ biến tại Việt Nam

Từ lâu, rất lâu, bánh bao đã theo chân những người Hoa sang lập nghiệp trên vùng đất Nam này. Khi sang Việt Nam, người Việt biến tấu bánh lại một chút theo cách riêng của mình. Bánh gồm một lớp bột bao bên ngoài, nhân hỗn hợp gồm thịt, nấm mèo, hành tây,.... bên trong.

Bánh bao với nhiều người như một món ăn thay thế cho buổi tối muộn hoặc trong buổi sáng vội vàng. Với nhiều đứa trẻ, bánh bao cũng là một món bánh khoái khẩu thường được ba mẹ mua cho sau khi đi làm về.

Vỏ bánh bao thường được làm từ bột mì, đường, muối và nhiều nguyên liệu khác. Đối với những tiệm bánh bao hằng ngày phải làm ra một số lượng lớn, phần nhào trộn bột đòi hỏi tốn nhiều thời gian và công sức. Vì thế, trang bị một chiếc máy trộn bột có thể là giải pháp tốt trong thời điểm hiện tại.

Bánh sinh nhật (bánh kem)

Bánh kem sinh nhật thường được trang trí cầu kỳ, đẹp đẽ

Du nhập từ văn hóa phương Tây, bánh kem chính là biểu tượng của ngày sinh nhật. Thế nên, người ta cũng hay gọi nó là bánh sinh nhật. Ngoài ra, bánh kem cũng xuất hiện trong nhiều dịp đặc biệt khác. Đám cưới, lễ kỷ niệm….

Bánh sinh nhật gồm một lớp kem bên ngoài với nhân bánh bông lan bên trong. Phần nhân bánh thường được làm từ bột mì, trứng gà cùng nhiều nguyên liệu khác.

Nếu bạn có ý tưởng làm bánh kem tại nhà, một chiếc máy trộn bột mì mini gia dụng sẽ khiến công đoạn trộn bột nhẹ nhàng hơn, tiện dụng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tại các tiệm bánh mì, với số lượng lớn bánh phải làm ra mỗi ngày thì đầu tư một chiếc máy trộn bột mì để tiết kiệm thời gian, công sức rất đáng để cân nhắc đấy.

Bánh quy

Danisa - Thương hiệu bánh quy ngon, nổi tiếng đến từ Đan Mạch

Bánh quy (tên tiếng Anh là cookie) là loại bánh tròn, phẳng dạng đồng tiền, nhỏ, dùng để vừa ăn vừa trò chuyện, uống trà. Khi ra cửa hàng, bạn có thể bắt gặp một số thương hiệu bánh quy quen thuộc có thể kể đến như Danisa, Oreos,...

Để làm nên chiếc bánh quy, người ta thường sử dụng bột, đường và một số nguyên liệu khác.

Bánh quy thường được sản xuất theo dây chuyền với số lượng lớn tại các nhà máy bánh ngọt. Do đó, công đoạn trộn bột chắc chắn sẽ được thực hiện bởi máy trộn bột mì công suất lớn.

Sản xuất bánh quy theo dây chuyền

Bánh mì quẩy

Bánh quẩy đang được bày trên bàn

Bánh mì quẩy (hay còn gọi là quẩy) là một món ăn đường phố quen thuộc, thường được bán tại các khu chợ. Tại các xe bán quẩy, người bán sẽ trộn và ủ bột trước ở nhà. Sau đó sẽ đem tạo hình bột, chiên và bán ngay trên phố. Do đó, khi đến mua, bạn sẽ được thưởng thức những cái bánh quẩy nóng giòn nhất.

Bánh mì quẩy có dạng thanh dài dài hơn gang tay một chút, đường kính nhỏ khoảng 2 đốt tay. Bánh mì quẩy có thể ăn không, hoặc ăn chung với nhiều loại cháo, phổ biến nhất là cháo lòng. Quẩy được làm từ bột mì, bột nở, đường, muối và nhiều nguyên liệu khác. Để tham khảo rõ hơn về quẩy cũng như là cách làm bánh, bạn có thể tham khảo tại đây!

Máy trộn bột đa năng - Không chỉ là máy trộn bột bánh mì

Tại Inox Kiến An, chúng tôi cung cấp các loại máy trộn bột đa năng, có thể trộn bột cho bất kỳ loại bánh nào.

Máy trộn bột bánh mì càng xoắn có lưới bảo vệ 15kg

Máy đánh bột 10kg

Máy đánh bột càng xoắn có lưới bảo vệ 15kg

>> Tìm hiểu thêm về loại máy trộn bột 

Tùy vào mục đích sử dụng, chúng tôi cung cấp 2 loại máy:

  • Máy trộn bột làm bánh ngọt: Máy có dung tích nhỏ, lực đánh vừa và nhẹ.
  • Máy trộn bột làm bánh mì: Máy có dung tích lớn hơn, công suất lớn, lực đánh khỏe hơn nhiều.

Tham khảo thêm về máy trộn bột mì ở đây!


Nếu khách hàng đang có nhu cầu mở tiệm bánh ngọt, bánh mì, đang tìm máy trộn bột mì cũng như là các loại khác cho dây chuyền sản xuất của mình, vui lòng liên hệ Hotline: 0908.409.449 - 0909.11.66.45 để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhé!

Lò nướng bánh mì chất lượng cao: Kiến tạo nên hương vị riêng biệt cho bánh mì của bạn
Bánh ngon không chỉ nhờ vào tay nghề, mà còn phụ thuộc vào lò nướng bánh. Cùng xem lò nướng bánh mì chất lượng cao ảnh hưởng thế nào nhé!...
Nên sử dụng chảo xào nhân bánh trung thu bằng gas hay điện?
Nên sử dụng chảo xào nhân bánh trung thu bằng gas hay điện? Chảo xào điện có an toàn không? Nhân chín đều không?...